Thứ Sáu, 24/10/2008 11:04

Cơ chế thị trường ở đâu?

Khi bật đèn xanh cho các doanh nghiệp tăng giá xăng, dầu vào ngày 21-7-2008 vừa qua, thời điểm giá dầu thô trên thị trường thế giới đang tăng với tốc độ phi mã, Chính phủ đồng thời cũng quyết định không tiếp tục bù lỗ cho xăng nữa, mà để cho doanh nghiệp tự lên phương án giá bán lẻ theo thị trường.

Sau đó, cơ chế này được mở rộng sang các mặt hàng dầu khác. Thế nhưng, cho đến nay cơ chế này hầu như mới có hiệu lực trên giấy. Giá xăng, dầu ở thị trường trong nước không diễn biến theo giá thế giới, mà vẫn phụ thuộc vào ý muốn của các doanh nghiệp nhập khẩu.

So với lần điều chỉnh tăng hồi tháng 7 vừa qua, dầu thô trên thị trường thế giới vào ngày 18-10-2008 đã giảm giá gần 45%, nhưng giá bán lẻ xăng trong nước chỉ xuống được chưa đầy 18,5%.

Theo lý giải của các doanh nghiệp nhập khẩu xăng, dầu, việc chưa thể hạ giá ở thị trường trong nước theo tốc độ giảm chung của thị trường thế giới là do phải tiêu thụ hết lượng hàng còn trong kho được nhập với giá cao từ trước. Đây là phương thức kinh doanh có lợi cho người bán và nó chỉ tồn tại ở những thị trường còn thiếu vắng sự cạnh tranh.

Hiện nay cả nước có 11 doanh nghiệp được làm đầu mối nhập khẩu xăng, dầu, tăng hơn gấp đôi so với 10 năm trước đây. Nhưng trong thực tế, thị trường xăng, dầu gần như vẫn thuộc quyền kiểm soát của bốn công ty lâu đời nhất với 90% thị phần, trong đó riêng Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) chiếm 60%.

Với mạng lưới phân phối trải rộng khắp cả nước, Petrolimex gần như nắm quyền quyết định đối với mặt bằng giá cả của sản phẩm quan trọng này. Có thể thấy, dù đã có nhiều đầu mối được quyền nhập khẩu, nhưng ngành xăng, dầu Việt Nam vẫn chưa có cạnh tranh thực sự và cơ chế thị trường vẫn chưa thể phát huy tác dụng đối với mặt hàng này.

Với quyết định thả nổi giá xăng dầu, mọi bất lợi khi giá cả leo thang người tiêu dùng và doanh nghiệp phải gánh chịu, nên lẽ ra họ cũng phải được bù đắp tương xứng khi giá dầu thế giới đi xuống.

Để cơ chế thị trường có thể phát huy tác dụng thực sự trong ngành xăng, dầu, tạo công bằng giữa doanh nghiệp nhập khẩu và người tiêu dùng, Nhà nước cần có cơ chế phá bỏ dần thế độc quyền như hiện nay. Giải pháp có thể thực hiện là mở rộng quyền nhập khẩu và phân phối xăng, dầu cho các thành phần kinh tế trong nước khác, thay vì chỉ giới hạn ở một số đầu mối như hiện nay.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng nên làm rõ mối quan hệ giữa trách nhiệm thực hiện dữ trữ cho quốc gia và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Không nên để các doanh nghiệp nhập khẩu phải gánh chịu rủi ro về giá cả đối với phần xăng, dầu phục vụ cho nhu cầu dự trữ của quốc gia. Khi giá dầu trên thị trường thế giới xuống dốc, như xảy ra trong thời gian qua, Nhà nước có thể tăng thuế nhập khẩu để lấy ngân sách bù lỗ cho những lô hàng phải nhập với giá cao trước đó để dự trữ.

Giá xăng, dầu biến động sẽ gây ra những tác động dây chuyền lên mặt bằng giá của nhiều sản phẩm, dịch vụ. Do vậy, với tình hình lúc giá dầu thế giới tăng thì lên mạnh, nhưng lúc xuống thì giảm nhỏ giọt, không chỉ người tiêu dùng trực tiếp bị thiệt, mà nhiều ngành sản xuất và dịch vụ khác cũng bị ảnh hưởng.

tbktsg

Các tin tức khác

>   Cần quản chặt tập đoàn, tổng công ty (24/10/2008)

>   Gần 4.000 tỷ đồng cắt giảm từ đầu tư XDCB (24/10/2008)

>   VinaCapital: Kinh tế Việt Nam đang có chuyển biến tích cực (24/10/2008)

>   Giá tiêu dùng lần đầu tiên giảm từ đầu năm (24/10/2008)

>   Đẩy mạnh XK hàng nông sản Việt Nam sang Trung Quốc (24/10/2008)

>   Nhu cầu về thị trường mặt bằng bán lẻ hiện đại vẫn rất lớn (24/10/2008)

>   Doanh nghiệp trong nước làm gì để tồn tại? (24/10/2008)

>   Đại kế hoạch bauxite ở Tây Nguyên bị phản đối quyết liệt (24/10/2008)

>   Cosevco lại bị đề nghị phá sản (24/10/2008)

>   160 công ty Italia sắp đến Việt Nam (24/10/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật