Thứ Bảy, 13/09/2008 08:27

Ưu đãi thành ngược đãi

TS Lê Hồ Khôi - Chủ tịch HĐQT, TGĐ Cty CP chứng khoán Tràng An đã khẳng định như vậy khi trao đổi với phóng viên báo DĐDN.

- Ông đánh giá thế nào về con số mới được UB tài chính và Ngân sách quốc hội đưa ra gần đây - 500 DN sau khi CPH trên một năm, doanh thu tăng lên 43%, thu nhập người lao động tăng 54%?

CPH là một động lực mới nhưng cũng là sức ép mới đối với DN, giúp đổi mới quản trị DN, nâng cao hiệu quả đời sống của người lao động. Đặc biệt khi có thị trường chứng khoán thì CPH đã thể hiện tính hiệu quả của mình. Nó đã tạo ra sự thay đổi cái nhìn của mỗi chủ DN và người dân. Tuy nhiên, nhìn ra vấn đề và thực hiện được theo cái tiên tiến không phải đơn giản.

- Theo ông cách hỗ trợ của nhà nước cần được thực hiện thế nào?

Để có thể cơ cấu lại nền kinh tế, thay đổi hình thức sở hữu vốn trong DNNN, có thể nói cách hỗ trợ của Nhà nước hiện nay vẫn chưa đủ.

Mục tiêu của CPH là đổi mới phương thức quản trị nhưng thực tiễn thì phương thức này hiện nay hầu như vẫn "bảo lưu" như cũ. Để khắc phục tình trạng này, Nhà nước cần có sự hỗ trợ tích cực trước hết từ vấn đề đào tạo, đào tạo lại. Bên cạnh đó, cần tăng cường giám sát và thông tin để DN hoạt động một cách minh bạch.

- Vấn đề "bán lúa non" được coi là một trong những bất cập trong CPH, theo ông có thể khắc phục tình trạng này?

Đây là vấn đề rất khó bởi vì việc người lao động bán CP như vậy là không phạm luật và nó là vấn đề tất yếu xảy ra khi đối với họ, với mức thu nhập không cao, chỉ trông chờ vào đồng lương, và mong điều kiện làm việc tốt, công việc ổn định chứ không trông chờ vào việc trở thành cổ đông với vài triệu đồng CP. Mặt khác, việc định giá CP quá chênh lệch so với mệnh giá khiến họ nhìn thấy cái lợi trước mắt mà bán CP thôi.

- Như vậy, chúng ta cũng phải xem xét để thay đổi nhận thức từ chính người lao động về quyền và lợi ích lâu dài của họ trong DN?

Mấu chốt của CPH chính là tách quyền quản lý và quyền sở hữu. Tuy nhiên, dễ nhận thấy là chúng ta chưa làm được việc này. Chính vì vậy, đã dẫn đến việc người lao động cả DNNVV cũng như các DN NN lớn khi CPH đều tranh thủ việc được mua CP ưu đãi. Tuy nhiên, đã có bài học từ một NH lớn khi CP ưu đãi nhanh chóng biến thành CP ngược đãi, thiệt thòi rất lớn đối với người lao động.

Tôi cũng muốn nói thêm là việc TCty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) được giao đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại trên 800 DN trong khi DN này dàn trải về nhân lực là một điều bất cập. Chỉ nên để SCIC giữ lại một lượng DN phù hợp với năng lực, còn lại sẽ thực hiện bán phần vốn nhà nước. Có thể tham khảo những DN hoạt động kiểu như SCIC như Tomasek (Singapore) hay KDB (Hàn Quốc) để áp dụng phù hợp với VN.

- Xin cảm ơn ông !

dddn

Các tin tức khác

>   Thông tin bổ sung về giá trị quyền sử dụng đất của TCT Xây dựng Thủy Lợi 4 (12/09/2008)

>   Chấp thuận nguyên tắc việc đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng của CTCP Hàng hải Sài Gòn (12/09/2008)

>   Ý kiến của UBCKNN về việc phát hành cổ phiếu cho cán bộ công nhân viên của CTCP Thế giới số Trần Anh (12/09/2008)

>   RDP JSC: Nhận hồ sơ đăng ký niêm yết lần đầu (12/09/2008)

>   Cơ hội đầu tư vào cổ phiếu dược Phú Yên (PYMEPHARCO) (12/09/2008)

>   Tin vui cho các cổ đông của Eximbank (10/09/2008)

>   UBCK tiếp tục xử phạt các công ty đại chúng (12/09/2008)

>   Intresco khó khăn do thị trường bất động sản đóng băng (12/09/2008)

>   TIE giảm mục tiêu lợi nhuận (12/09/2008)

>   Cổ phần hóa chậm như rùa – Vì sao? (12/09/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật