Thứ Bảy, 16/08/2008 11:49

Dồn dập bán cổ phần cho ngân hàng ngoại

Nền kinh tế vẫn chưa chấm dứt những khó khăn, trong khi sức ép cạnh tranh trong lĩnh vực bán lẻ từ các ngân hàng nước ngoài đang ngày càng gay gắt đối với các ngân hàng Việt Nam, nhất là ngân hàng TMCP quy mô nhỏ và vừa. Làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo an toàn cho hoạt động của cả hệ thống ngân hàng? Ngoài việc hướng đến khả năng hợp nhất với các ngân hàng lớn, không ít ngân hàng đã và đang tìm đến giải pháp bán cổ phần cho đối tác nước ngoài.

Chỉ trong vài tháng trở lại đây, hàng loạt thương vụ bán và bán thêm cổ phần của các ngân hàng TMCP Việt Nam đã được thực hiện. Mới đây, ngày 7/8, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã chấp thuận cho Techcombank bán thêm cổ phần cho Ngân hàng HSBC, nâng tỷ lệ sở hữu của HSBC lên 20% vốn điều lệ tại Techcombank. Ngày 4/8, NHNN chấp thuận cho Ngân hàng OCBC (Singapore) được phép sở hữu 15% vốn điều lệ của VPBank. Hiện VPBank đang có kế hoạch trình Thủ tướng Chính phủ cho phép bán thêm 5% vốn cho OCBC, nâng tỷ lệ sở hữu của đối tác chiến lược này lên 20%.

Trong tháng 7/2008, SeABank bán 15% vốn cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài là Ngân hàng Societe Generale S.A (Pháp); NHNN chấp thuận đề nghị gọi thêm vốn và nâng mức sở hữu của United Overseas Bank Limited (UOB - Singapore) từ 10% lên 15% vốn điều lệ của Southern Bank.

Trước đó, tháng 5/2008, ABBank bán cổ phần cho Maybank (Malaysia) với tỷ lệ đối đa 15% vốn điều lệ. Dự kiến, trong năm 2009, ABBank sẽ bán thêm 5% vốn cho Maybank, sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.

Được biết, một ngân hàng khác với số vốn điều lệ hiện tại là 2.000 tỷ đồng cũng đang rốt ráo tìm đối tác ngoại để bán cổ phần. Ngân hàng này đã từng có những cuộc gặp gỡ với Ngân hàng Societe Generale S.A, nhưng chưa đi đến thỏa thuận.

Mặc dù tương đối khó tìm được đối tác ngoại để có những thỏa thuận bán cổ phần có lợi nhất cho ngân hàng mình, nhưng đại diện một ngân hàng TMCP đang trên đường tìm kiếm đối tác cho biết, sẽ quyết tâm theo đuổi mục tiêu này. Theo vị đại diện này, khi bán cổ phần cho nước ngoài, ngân hàng nội sẽ được tăng cường khả năng quản trị về công nghệ, quản trị rủi ro, quan trọng nhất là có thêm nguồn vốn lớn từ ngân hàng ngoại để tăng tiềm lực tài chính.

Cũng từng có những e ngại về việc các ngân hàng TMCP dần dần sẽ bị các ngân hàng nước ngoài chi phối và thôn tính. Tuy nhiên, theo Tiến sỹ - Luật sư Trần Đình Triển, Trưởng văn phòng Luật sư Vì Dân (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội), điều này không đáng lo ngại, bởi tỷ lệ sở hữu cổ phần của một ngân hàng ngoại trong ngân hàng nội vẫn đang được khống chế ở mức nhất định là 15% cổ phần, nếu muốn vượt qua tỷ lệ này, các ngân hàng phải xin phép Thủ tướng Chính phủ, nhưng tối đa cũng chỉ được 20%. "Hơn nữa, việc bán cổ phần cho các ngân hàng ngoại trong bối cảnh hiện nay cũng không dễ dàng, bởi các nhà đầu tư nước ngoài tính toán rất kỹ tương lai của các tổ chức tín dụng trong nước và lợi nhuận họ có thể thu được từ việc đóng góp cổ phần", ông Triển nhận định.

đtck

Các tin tức khác

>   Giữ hàng chờ VN-Index (16/08/2008)

>   Jetstar Pacific tạm dừng bay TPHCM-Nha Trang (16/08/2008)

>   Cổ phiếu ngân hàng: ngoại thèm, nội chán! (16/08/2008)

>   3,5 triệu USD sản xuất giả da xốp PVC (16/08/2008)

>   CTCP Xuất Nhập khẩu Tổng hợp I Việt Nam: Chốt DSCĐ để tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2008 (16/08/2008)

>   CTCP Vật tư Bến Thành: Không tạm ứng cổ tức năm 2008 (15/08/2008)

>   CTCP Xây dựng Công trình 525: Tổ chức ĐHĐCĐ bất thường năm 2008 (15/08/2008)

>   Xin ý kiến về thay đổi đại diện phần vốn góp của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam tại PVFC (15/08/2008)

>   TB tạm dừng chuyển nhượng cổ phiếu PVFC để chốt DSCĐ và trả sổ cổ đông để thực hiện đăng ký lưu ký tại HOSE (15/08/2008)

>   Cổ phiếu OTC "ăn theo" thị trường niêm yết (15/08/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật