Thứ Bảy, 16/08/2008 09:49

Cổ phiếu ngân hàng: ngoại thèm, nội chán!

Một diễn biến trái chiều trên thị trường cổ phiếu ngân hàng đang diễn ra: đối tác chiến lược nước ngoài tăng cường mua cổ phiếu (CP) trong khi  một số Tập đoàn kinh tế trong nước lại rút vốn.

Trong bối cảnh kinh doanh khó khăn, nhưng nhiều nhà đầu tư nước ngoài vẫn tin tưởng vào tiềm năng lâu dài của các Ngân hàng Thương mại (NHTM) cổ phần Việt Nam. Họ tiếp tục là cổ đông chiến lược hoặc đầu tư thêm vốn vào của các NHTM cổ phần trong nước. Ví dụ như NHTM cổ phần An Bình được NHNN chấp thuận bán cổ phần cho Tập đoàn ngân hàng vào loại lớn nhất của Malaysia là Maybank,  với giá bán cao gấp 4-5 lần giá cổ phiếu trên thị trường OTC hiện nay. Ngày 20/7/2008, Thống đốc NHNN cũng đã chấp thuận cho Sea Bank bán tối đa 15% vốn điều lệ cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài  là Ngân hàng Societe Generale S.A của Pháp...

Trước đó, ngày 30/5/2008, Eximbank đã chính thức hoàn tất các thủ tục chọn xong một đối tác chiến lược nước ngoài là Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC), một  trong số ít Tập đoàn ngân hàng lớn nhất của Nhật Bản và thế giới.

Theo đó, việc bán 15% vốn cổ phần cho đối tác này đã đem lại cho Eximbank số tiền 225 triệu USD. Giá  phát hành cổ phần cao gấp khoảng 6,42 lần mệnh giá, (thoả thuận giao dịch cuối năm 2007) thấp hơn khoảng 10% giá thị trường tại thời điểm phát hành. Không chỉ  vậy, SMBC còn trợ giúp Eximbank về mặt kỹ thuật, công nghệ, quản trị ngân hàng. Để thực hiện sự hỗ trợ đó, SMBC cử một đại diện tham gia Hội đồng quản trị của Eximbank.

NHTM cổ phần Phương Nam cũng đã được NHNN cho phép bán thêm 5% vốn điều lệ cho Tập đoàn ngân hàng UOB của Singapore, nâng tỷ lệ sở hữu của cổ đông chiến lược nước ngoài này từ 10% lên 15%. Hiện nay vốn điều lệ của NHTM cổ phần Phương Nam là 1.434 tỷ đồng, tổng tài sản là 18.000 tỷ đồng.

Mới đây, Techcombank bán thêm cổ phần cho HSBC để HSBC được sở hữu 20% vốn điều lệ của Techcombank.

Các thủ tục để Tập đoàn ngân hàng OCBC của Singapore nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần tại NHTM cổ phần các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VP Bank)  lên 15% cũng đang được hai bên hoàn tất để trình lên cấp có thẩm quyền với hy vọng được chấp thuận trong thời gian sớm nhất.

Trong khi đó, một số Tập đoàn kinh tế trong nước đã xin rút khỏi dự án thành lập một số NHTM cổ phần. Ngân hàng thương mại cổ phần Hồng Việt có 6 cổ đông sáng lập, có tổng số vốn điều lệ là 5.000 tỷ đồng.  Song mới đây Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) - một trong những đơn vị  sở hữu số vốn điều lệ lớn - đã quyết định không thành lập Ngân hàng Hồng Việt. Mặc dù, Ngân hàng Hồng Việt  đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận về nguyên tắc cho thành lập, đã tiến hành đại hội cổ đông. Được biết, PVN đã huy động vốn góp cổ phần trong cán bộ công nhân viên của Tổng công ty để họ trở thành cổ đông của ngân hàng, với số lượng cổ phiếu được mua trên cơ sở số năm công tác.

Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, cổ phiếu của cổ đông sáng lập sở hữu sau tối thiểu 3 năm mới được chuyển nhượng. Song trong thời điểm giá chứng khoán lên cao, một số cán bộ nhân viên của PVN sở hữu cổ phiếu của NHTM cổ phần Hồng Việt đã chuyển nhượng trên thị trường OTC. Nay PVN tuyên bố không thành lập NHTM cổ phần Hồng Việt và thoái vốn khỏi ngân hàng này. Vì thế, đây sẽ là vấn đề phức tạp khi giải quyết quyền lợi cho những người đã mua lại cổ phiếu của NHTM cổ phần Hồng Việt trên thị trường OTC.

Trước đó, hai  Tổng công ty nhà nước là Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin) và Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex) đã tuyên bốn rút khỏ dự án thành lập NHTM cổ phần Công nghiệp Việt Nam. Trong khi đó, Tổng công ty Thép Việt Nam và Tổng công ty Giấy Việt Nam vẫn còn góp vốn tại dự án thành lập NHTM này.

Trong năm 2008, nghị quyết Đại hội cổ đông các NHTM cổ phần đều đưa ra lộ trình tăng vốn điều lệ trong năm. Song phần đông các NHTM cổ phần tăng vốn bằng biện pháp tăng vốn từ quỹ thặng dư vốn, từ chia cổ phiếu thưởng bằng cổ tức của năm 2007 và bằng biện pháp bán cổ phiếu cho cổ đông nước ngoài.

Rất hiếm NHTM cổ phần tăng thêm vốn điều lệ bằng việc cổ đông nộp tiền mua cổ phiếu phát hành mới. Bởi tình hình giá cổ phiếu trên thị trường  xuống thấp, Ngân hàng Nhà nước thắt chặt điều hành chính sách tiền tệ, các NHTM hầu như không cho khách hàng vay vốn đầu tư chứng khoán...

Hơn nữa, do diễn biến xấu của thị trường chứng khoán, nên Ngân hàng Nhà nước và Uỷ ban chứng khoán Nhà nước chủ trương quản lý chặt chẽ việc phát hành mới cổ phiếu tăng vốn, vì nếu không thì cung cổ phiếu, cung chứng khoán tăng mạnh so với cầu, ảnh hưởng đến sự phục hồi của thị trường. Những cơ sở đó càng thúc đẩy các cuộc đàm phán bán cổ phần cho đối tác nước ngoài diễn ra nhanh hơn và trở thành hướng tăng vốn chủ yếu hiện nay của nhiều NHTM cổ phần.

vnn

Các tin tức khác

>   3,5 triệu USD sản xuất giả da xốp PVC (16/08/2008)

>   CTCP Xuất Nhập khẩu Tổng hợp I Việt Nam: Chốt DSCĐ để tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2008 (16/08/2008)

>   CTCP Vật tư Bến Thành: Không tạm ứng cổ tức năm 2008 (15/08/2008)

>   CTCP Xây dựng Công trình 525: Tổ chức ĐHĐCĐ bất thường năm 2008 (15/08/2008)

>   Xin ý kiến về thay đổi đại diện phần vốn góp của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam tại PVFC (15/08/2008)

>   TB tạm dừng chuyển nhượng cổ phiếu PVFC để chốt DSCĐ và trả sổ cổ đông để thực hiện đăng ký lưu ký tại HOSE (15/08/2008)

>   Cổ phiếu OTC "ăn theo" thị trường niêm yết (15/08/2008)

>   Cổ phần hóa DNNN 5 tháng cuối năm: Sẽ không đặt mục tiêu bán được giá cao (15/08/2008)

>   Đón “vụ mùa” mới trên OTC (14/08/2008)

>   Xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP May thêu Giày dép W.E.C Sài Gòn (14/08/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật