Thứ Sáu, 13/06/2008 00:29

Pacific Airlines đổi tên thành Jetstar Pacific có vi phạm Luật ?

Sự kiện hãng hàng không giá rẻ Pacific Airlines của Việt Nam mua thương hiệu Jetstar của Australia đã khiến không ít người đặt câu hỏi: Những ai được lợi trong vụ mua bán chưa từng có trong tiền lệ ngành hàng không Việt Nam và việc đổi tên này có vi phạm Luật ?

Tại lễ ra mắt mới đây tại Hà Nội, sau khi Pacific Airlines đổi tên thành Jetstar Pacific và trở thành một thành viên của Tập đoàn Qantas nổi tiếng thế giới, Tổng Giám đốc Jetstar Pacific Lương Hoài Nam cho biết, với tư cách hãng hàng không giá rẻ đầu tiên tại Việt Nam, Jetstar Pacific sẽ thay đổi thói quen đi máy bay tại Việt Nam với việc tiếp cận dễ dàng hơn cho nhiều người. Với việc đưa ra cam kết “giá rẻ hàng ngày, mọi người cùng bay” trên khắp mạng lưới nội địa, ông Nam hy vọng thương hiệu Jetstar sẽ tạo một thay đổi lớn trong ngành hàng không Việt Nam.

Jetstar Pacific cho rằng, việc đổi màu cờ sắc áo, kinh doanh bằng một thương hiệu mạnh và được Jetstar cung cấp dịch vụ đặt giữ chỗ, cập nhật lịch bay, giá vé lên hệ thống phân phối toàn cầu, đại diện về bán, quảng cáo, tiếp thị ngoài Việt Nam... sẽ khiến hãng nâng cao chất lượng, phát triển được mạng đường bay, tổng doanh thu trên dưới 140 triệu USD và tiến tới hòa vốn trong năm đầu.

Với kế hoạch phát triển dưới thương hiệu Jetstar, thông qua các cam kết hỗ trợ về vốn, Qantas sẽ hỗ trợ Jetstar Pacific 30 máy bay A320 đến năm 2014. Như vậy, Pacific Airlines mà nay là Jetstar Pacific sẽ được thổi một luồng sinh lực mới cả về vốn lẫn trình độ quản lý, khai thác, đi từ một hãng hàng không thua lỗ nặng tiến tới mục tiêu thành một hãng hàng không giá rẻ thành công trong khu vực.

Việc mua bán thương hiệu theo Jetstar Pacific là không trái Luật Thương mại, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Hàng không... tuy nhiên, Cục Hàng không Việt Nam lại cho rằng: Bản chất của hoạt động hợp tác giữa Jetstar Airways và Pacific Airlines theo các hợp đồng nhượng quyền thương hiệu và dịch vụ kinh doanh là hoạt động nhượng quyền thương mại. Theo Luật Thương mại thì doanh nghiệp nhượng quyền phải có quyền kinh doanh tại Việt Nam trong khi Jetstar mới chỉ có quyền bay đi, đến Việt Nam từ Australia và ngược lại chứ chưa có quyền khai thác đường nay nội địa. Vì vậy, ngày 30/5, Cục Hàng không đã có văn bản yêu cầu Jetstar Pacific phải đưa thêm chỉ dẫn về công ty dưới tên thương hiệu Jetstar trong quảng cáo, bán sản phẩm...

Jetstar Pacific lại cho rằng: Dù mang thương hiệu chung nhưng mã chuyến bay khác nhau nên Jetstar Pacific không vi phạm luật cấm bán thương quyền bay nội địa vì mã chuyến bay là cơ sở xác định thương quyền khai thác của nhà vận chuyển. Jetstar Pacific cũng cho rằng, thương hiệu và tên giao dịch là hai khái niệm khác nhau vì vậy việc Jetstar Pacific quảng cáo dưới thương hiệu Jetstar là không trái luật.

Như vậy, quan điểm bên nào đúng hay sai thì vẫn phải chờ các cơ quan chức năng đánh giá. Tuy nhiên, có thể nhận thấy rõ việc hãng hàng không Jetstar chấp nhận bán thương hiệu cho Pacific Airlines là một chiến lược đầu tư dài hạn và khôn khéo. Với thỏa thuận trả tiền thương hiệu dựa trên % doanh thu (0,2% doanh thu năm, không xác định thời hạn) thì ngay cả khi Jetstar Pacific lỗ vẫn phải trả phí thương hiệu cho Jetstar. Trong khi đó, đặc thù của kinh doanh hàng không là dù các hãng có thể đạt doanh thu rất lớn nhưng lợi nhuận thường thấp (thậm chí lỗ), nhất là trong tình hình giá xăng dầu tăng cao như hiện nay. Như năm 2007, lợi nhuận sau thuế của Vietnam Airlines chỉ chiếm có 2% doanh thu.

Bên cạnh đó, hợp đồng giữa Jetstar Airways và Jetstar Pacific cũng cần cân nhắc khi mà các khoản tiền phải trả cho Jetstar và cho vào quỹ marketing chung (các hãng cùng mang thương hiệu Jetstar sử dụng) lên tới 7%. Trên thực tế, đây sẽ là khoản tiền rất lớn khi Jetstar Pacific mở rộng khai thác. Ví dụ, nếu Jetstar Pacific đạt doanh thu 140 triệu USD trong năm nay như Tổng Giám đốc Lương Hoài Nam hy vọng thì số tiền phải trả Jetstar đã là gần 10 triệu USD.

Ngoài ra, với hợp đồng mua bán thương hiệu và dịch vụ này, Jetstar sẽ quảng bá được thương hiệu của mình tại thị trường Việt Nam trong khi chi phí quảng cáo có phần đóng góp không nhỏ của Jetstar Pacific.

ttxvn

Các tin tức khác

>   "Carlsberg muốn mua thêm cổ phần Habeco" (12/06/2008)

>   Vietnam Airlines được bán 20% cổ phần (12/06/2008)

>   Fahasa: Kết quả chào bán cổ phiếu ra công chúng (12/06/2008)

>   Yahoo! chỉ định 4 đại lý quảng cáo ủy quyền tại VN (11/06/2008)

>   TB nhận hồ sơ đăng ký niêm yết CP của Tcty CP XNK và XD Việt Nam (11/06/2008)

>   Quy chế góp vốn, mua cổ phần của NĐTNN tại DNVN: Nhiều doanh nghiệp sẽ bị... bán? (11/06/2008)

>   Công bố thông tin xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP Thương mại Gia Lai (10/06/2008)

>   Cấp GCN chào bán CP ra công chúng cho CTCP Kinh doanh Khí hóa lỏng Miền Bắc (10/06/2008)

>   Cty Tài chính Cổ phần HANDICO được cấp GPTL (10/06/2008)

>   “SCIC gặp khó vì doanh nghiệp đầu tư dàn trải” (10/06/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật