Thứ Hai, 10/03/2008 11:24

Nhân lực cho ngành bán lẻ Việt Nam: Vừa thiếu, vừa yếu

Tổng cục Thống kê cho biết: tổng mức bán lẻ và dịch vụ của Việt Nam (VN) trong năm 2007 đạt 726.113 tỉ đồng, tăng tới 23,3% so với năm 2006. Hiện VN xếp thứ 4 thế giới về chỉ số bán lẻ, đạt 74/100 điểm. Tuy nhiên, hiện các doanh nghiệp bán lẻ VN đang phải đối mặt với một thách thức khó khăn không nhỏ là đội ngũ nhân lực của ngành đang vừa thiếu, vừa yếu.

Theo ông Vũ Vinh Phú - Chủ tịch Hội siêu thị Hà Nội: Hiện nhân lực phục vụ trong hệ thống bán lẻ Việt Nam thiếu tính chuyên nghiệp trong thị trường bán lẻ hiện đại, thiếu khả năng sử dụng ngoại ngữ, chậm thay đổi tư duy với môi trường mới. Đội ngũ nhân viên có trình độ cao hiện mới chỉ có từ 4-5% được đào tạo bài bản. Chính vì thế, quản lý siêu thị và cửa hàng đang là một nghề có nhu cầu lớn tại VN. Nhiều doanh nghiệp bán lẻ VN chỉ dừng ở mô hình vừa và nhỏ, vốn và kinh nghiệm còn hạn chế nên chưa chú trọng tới việc đào tạo nhân lực. Công tác dự báo doanh thu chưa tốt cũng dẫn đến việc không dự báo được nhu cầu về nhân lực. Hiện, hệ thống siêu thị mới chiếm từ 12-15% thị phần bán lẻ, dự kiến năm 2020 sẽ tăng lên 35-40%. Như vậy, ngành bán lẻ VN sẽ cần một số lượng đông đảo nhân lực, từ giám đốc, trưởng phó phòng đến nhân viên bán hàng, thu ngân...

Ông Nguyễn Thái Dũng-Phó tổng giám đốc siêu thị Big C Thăng Long cho biết: Nhân viên bán hàng trong siêu thị hiện đại có yêu cầu khá cao. Họ không chỉ là người hướng dẫn, trả lời thắc mắc của khách hàng mà còn phải biết đôi chút nghiệp vụ kế toán để tính toán tiền hàng nhập vào, xuất ra trong ca làm việc. Ngoài ra, còn phải thuộc đặc điểm, ưu điểm của khoảng 1000 mặt hàng, để khi khách hàng có thắc mắc phải trả lời rành rọt. Là nghề dịch vụ luôn phải tiếp xúc với khách hàng nên dù có mệt đến đâu cũng phải tươi cười với khách, kể cả khi gặp phải những người khách khó tính.Có yêu cầu như vậy là bởi họ là người trực tiếp quan hệ với khách hàng, tạo nên khách hàng quen thuộc, đối tượng góp tới 60% doanh thu của siêu thị.

Theo ông Trần Mạnh Cảnh-Phó tổng giám đốc Tổng công ty Thương mại Hà Nội (đơn vị quản lý hệ thống siêu thị Hapro Mart): khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp bán lẻ VN đang gặp phải là thiếu các vị trí quản lý cấp cao như: Giám đốc siêu thị, trưởng phó phòng... Có như vậy là bởi công nghiệp bán lẻ hiện đại mới chỉ xuất hiện ở VN vài năm nay nên nhân viên có trình độ và kinh nghiệm chưa nhiều, trong khi thị trường bán lẻ đang tăng trưởng nóng. Với những lao động giản đơn như kế toán, nhân viên bán hàng tuy không khó tuyển dụng nhưng đa phần trình độ lại chưa cao, chưa có sự nhìn nhận đúng về công việc bán hàng. Để có được nguồn nhân lực chất lượng cao cho hệ thống siêu thị Hapro Mart, trong năm 2008, Hapro sẽ dành ra khoản kinh phí hơn 1 tỷ đồng để đào tạo nhân viên, thông qua việc cử đi học hoặc tự tổ chức các lớp tập huấn tại DN cho hơn 3.000 lượt giám đốc siêu thị, trưởng phó phòng nghiệp vụ, nhân viên kế toán, marketing, bán hàng... Đồng thời, thuê các chuyên gia nước ngoài để nâng cao kiến thức quản lý marketing và chuỗi bán hàng cho nhân viên.

Để khắc phục tình trạng thiếu nhân lực cho ngành bán lẻ, theo bà Đinh Thị Mỹ Loan - Tổng Thư ký Hiệp hội các nhà bán lẻ VN: trong thời gian tới các DN bán lẻ VN, nhất là Hiệp hội các nhà bán lẻ VN ( hiện có 120 thành viên) cần liên kết với nhau, quan tâm hơn nữa tới đào tạo nhân lực, bên cạnh đầu tư vốn, công nghệ. Ngoài ra, trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực cần quan tâm đào tạo nhân lực bán lẻ VN ở cả 3 cấp độ sơ - trung - cao, trong đó ưu tiên trước hết  cho nhân lực cao cấp (giám đốc, chủ DN) về tầm nhìn, năng lực "cấp quốc tế".

Được biết: Bộ Công thương cũng đã có chỉ đạo việc xây dựng Đề án đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành thương mại theo hướng: Khai thác nguồn vốn trong và ngoài nước để hỗ trợ cho công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của các doanh nghiệp thương mại. Sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước nhằm nâng cấp cơ sở vật chất – kỹ thuật, xây dựng đội ngũ giáo viên và nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng về lĩnh vực phân phối cho hệ thống các trường cao đẳng, trung cấp và dạy nghề trực thuộc Bộ để đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành thương mại.

hanoinet

Các tin tức khác

>   Giao dịch thành công về nhà, đất giảm mạnh (10/03/2008)

>   Ôtô về Việt Nam bằng máy bay (10/03/2008)

>   Ráo riết kế hoạch bán dịch vụ vệ tinh VINASAT (10/03/2008)

>   Không cảng TCQT, Việt Nam mãi đi "gom hàng" cho nước ngoài (10/03/2008)

>   Nếu lãnh đạo Bộ XD biết lắng nghe, sự thể đã khác (10/03/2008)

>   Kéo giá đất ở... trên trời xuống (10/03/2008)

>   Hà Nội: Cần 13 tỷ USD cho bài toán giao thông (10/03/2008)

>   Tập đoàn Hoa Sen đưa vào sử dụng dây chuyền sản xuất ống nhựa (10/03/2008)

>   Thành lập Trung tâm Xúc tiến xuất khẩu và đầu tư tại CH Séc (10/03/2008)

>   Nhà máy Lọc dầu Dung Quất lắp đồng hồ đếm ngược (10/03/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật