Thứ Sáu, 07/03/2008 18:31

Công nghiệp đóng tàu Việt Nam khẳng định vị thế

Nối tiếp thành công trong năm 2007, ngay từ những ngày đầu năm 2008, Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin) đã hối hả với những hợp đồng đóng tàu có độ phức tạp cao, khẳng định tính khả thi của mục tiêu đưa Việt Nam thành cường quốc đóng tàu lớn thứ 4 thế giới vào năm 2015.

Cuối tháng 2 vừa qua, một thành viên của Vinashin là Công ty đóng tàu Phà Rừng đã khởi công đóng mới tàu trở dầu trọng tải 13.000 DWT theo đơn đặt hàng của Hy Lạp. Trước đó, một thành viên khác là Tổng Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Nam Triệu cũng đã bắt tay đóng mới tàu chở ô tô đầu tiên trong số bốn chiếc tàu công ty đã ký hợp đồng với chủ tàu Nauy, tổng giá trị 280 triệu USD.

Chủ tịch Vinashin Phạm Thanh Bình bày tỏ lạc quan rằng chưa bao giờ triển vọng của ngành đóng tàu Việt Nam lại sáng sủa như hiện nay. Ngoài các dự án đang triển khai và khối lượng đơn đặt hàng ngày càng tăng, thì việc bàn giao hai con tàu 53.000 tấn đầu tiên của Vinashin cho Tập đoàn Graig Investment (Anh) hồi tháng 6 năm ngoái đã được coi như “tấm hộ chiếu” đưa Việt Nam ra thị trường đóng tàu thế giới.

Từ một khởi đầu nghèo nàn, lạc hậu, công nghệ thô sơ, chỉ sau hơn 10 năm, Vinashin hiện đã có gần 200 cơ sở trên cả nước, với năng lực có thể đóng được các siêu tàu dầu trên 300.000 tấn. Công nghiệp đóng tàu Việt Nam đang ngày càng nhận được sự chú ý nhiều hơn từ các nước có nền công nghiệp đóng tàu tiên tiến như Anh, Nhật Bản, Hà Lan, Đức, với những hợp đồng lớn. Hiện Vinashin đã nhận được các đơn đặt hàng trị giá khoảng 6 tỷ USD, trong đó trên 4 tỷ USD là từ các đơn hàng xuất khẩu.

Tuy nhiên, điểm xuất phát thấp khi bước vào thị trường đã khiến ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam, dù đã phát triển vượt bậc, vẫn chủ yếu là “người làm thuê”. Những con tàu đã và đang được đóng khá lớn nhưng phần trong nước chỉ chiếm khoảng 30%, bao gồm cả nhân công và một số nguyên phụ liệu. Các thành phần khác như chuyên gia giám sát, các tư vấn viên và đặc biệt là hầu hết các nguyên vật liệu chính, máy móc đều phải nhập khẩu từ nước ngoài. Công nghiệp phụ trợ cho ngành đóng tàu trong nước hiện vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng lớn này.

Nhận thức được điều này, những năm gần đây, Vinashin đã chủ động thiết lập các trung tâm đóng tàu lớn ở cả 3 miền; đầu tư, ứng dụng các máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ cao nhằm rút ngắn thời gian thi công và nâng cao chất lượng tàu. Đồng thời, Vinashin cũng dành sự quan tâm đáng kể đối với ngành công nghiệp phụ trợ. Hiện tập đoàn có tới 18 khu công nghiệp và nhà máy Diesel động cơ thủy lực, nhà máy cán thép nóng và thép hình. Theo Vinashin, những khu công nghiệp này, nhằm mục tiêu đạt tỷ lệ nội hóa 60% vào năm 2010 và 75% vào năm 2015.

Bên cạnh đó, theo Chủ tịch Phạm Thanh Bình, Vinashin cũng đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo nguồn nhân lực và coi đây là nhân tố quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển ngành với một chương trình đào tạo quy mô. Hàng năm, tập đoàn này đều cử cán bộ, công nhân kỹ thuật đi đào tạo ở các nước có ngành công nghiệp đóng tàu hùng mạnh như Ba Lan, Nhật Bản, Đan Mạch và mở các lớp đào tạo công nhân kỹ thuật riêng./.

ttxvn

Các tin tức khác

>   Cà phê xuất khẩu đang gặp nhiều thuận lợi (07/03/2008)

>   2.200 tỷ đồng xây nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học (07/03/2008)

>   Trên 2.000 tỷ đồng xây dựng Nhà máy sản xuất bio-ethanol tại Dung Quất (07/03/2008)

>   Thanh Hóa: Khởi công nhà máy gang thép 2,25 triệu tấn/năm (07/03/2008)

>   Chất lượng phục vụ du lịch Việt Nam còn thấp (07/03/2008)

>   Thành lập công đoàn các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương (07/03/2008)

>   Ôtô nhập khẩu rẻ đáng kể nhờ tỷ giá (07/03/2008)

>   Thành lập các Tổng công ty Cảng hàng không (07/03/2008)

>   Thai AirAsia mở đường bay TPHCM-Băng Cốc (06/03/2008)

>   Quảng Ngãi đầu tư phát triển vùng nguyên liệu mía (06/03/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật