Thứ Sáu, 29/02/2008 10:40

HUYÊN GIA KINH TẾ CAO CẤP, VIỆN PHÓ VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN PHẠM CHI LAN:

VN còn nhiều cơ hội tăng xuất khẩu sang Mỹ

Trong ngành dệt may, ngành xuất khẩu lớn nhất VN hiện nay, đã có dấu hiệu không hay: Nhiều doanh nghiệp đang tính chuyển hướng đầu tư vào thị trường chứng khoán hay bất động sản, hơn là tiếp tục đầu tư để cải thiện năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực dệt may.

Phải phát triển những mặt hàng có giá trị gia tăng, hàm lượng công nghệ, dịch vụ cao hơn l Nhà nước cải thiện hơn nữa thể chế kinh tế, môi trường kinh doanh, kết cấu hạ tầng...

Phóng viên: Thưa bà, nhiều nhà xuất khẩu VN đang tỏ ra lo ngại sự suy thoái của nền kinh tế Mỹ có thể tác động tới xuất khẩu sang thị trường lớn bậc nhất của chúng ta?

- Bà Phạm Chi Lan: Sự lo lắng đó có cơ sở và có cả yếu tố tâm lý nữa, dù tôi tin xuất khẩu của VN sang Mỹ vẫn có thể tiếp tục gia tăng. Từ khi Hiệp định Thương mại song phương Việt - Mỹ (BTA) được thực hiện, xuất khẩu của VN sang Mỹ tăng nhanh. Năm 2007, tổng giá trị hàng VN xuất khẩu sang Mỹ tăng 25%, đạt 10,54 tỉ USD. Con số này đối với VN khá lớn, nhưng mới chỉ bằng khoảng 0,5% tổng giá trị nhập khẩu của Mỹ và mới tập trung vào một số nhóm hàng có giá trị gia tăng chưa cao. Tôi cho rằng vẫn còn nhiều cơ hội để VN tiếp tục tăng xuất khẩu sang thị trường Mỹ.

Bà có thể nói rõ hơn về những cơ hội này?

- VN đang xuất khẩu chủ yếu hàng may mặc, giày dép, thủy sản, cà phê, sản phẩm gỗ, dầu thô..., những sản phẩm mà sản xuất nội địa ở Mỹ cung không đủ cầu, nước này thường xuyên phải nhập khẩu khối lượng lớn, nên dù kinh tế có suy thoái cũng không dễ cắt giảm mạnh nhập khẩu. Nhiều nhà phân phối sản phẩm nhập khẩu của Mỹ lại thực hiện chính sách đa dạng nguồn cung, nên chừng nào còn cạnh tranh được với những nhà xuất khẩu khác thì VN còn có cơ hội.

Bà không lo lắng nhiều về việc xuất khẩu của VN sang Mỹ sẽ bị tác động tiêu cực từ suy thoái kinh tế ở nước này?

- Không phải thế, nhưng điều tôi lo ngại hơn là những hạn chế từ phía chúng ta và những tác động tiêu cực khác từ sự suy thoái kinh tế ở Mỹ cùng những biến động kinh tế trên thế giới. Về xuất khẩu, nhìn chung năng lực cạnh tranh của ta vẫn còn nhiều hạn chế, trong khi Mỹ là một thị trường cạnh tranh vô cùng quyết liệt và quan trọng đối với mọi đối thủ của ta, nên không ai muốn bị thu hẹp thị trường, ai cũng phải cố gắng hết sức để trở nên có khả năng cạnh tranh hơn. Việc USD mất giá so với VNĐ cũng gây thiệt hại cho các doanh nghiệp và hàng xuất khẩu sang Mỹ.

Bà cho rằng việc duy trì tỉ giá tương đối cố định giữa VNĐ và USD trong thời gian khá dài đã gây khó cho xuất khẩu?

- Thực tế USD đã mất giá nhiều so với các đồng ngoại tệ mạnh. Chúng ta nên điều chỉnh tỉ giá VNĐ với USD một cách linh hoạt hơn, sát hơn với giá thị trường. Nhiều hàng xuất khẩu của VN sang Mỹ phải nhập nguyên liệu từ các nền kinh tế khác, nên duy trì tỉ giá VNĐ cao so với USD sẽ tăng chi phí và giá thành.

Bà có lo ngại về việc hàng nhập khẩu từ VN bị kiện bán phá giá trên thị trường Mỹ?

- Đây rõ ràng vẫn là mối lo đáng kể đối với hàng hóa VN. Các loại hàng hóa sử dụng nhiều lao động hay nguyên liệu của VN có sức cạnh tranh nên dễ bị các nhà sản xuất Mỹ đưa vào “tầm ngắm” kiện bán phá giá.

Bà tin rằng nếu vượt qua chính mình, xuất khẩu của VN vẫn có triển vọng sáng sủa?

- Thị trường Mỹ lớn nhất thế giới nhưng cạnh tranh cũng gay gắt nhất. Vấn đề là những lợi thế về nhân công rẻ và nguyên liệu của VN sẽ giảm đi. Vì vậy, về lâu dài cần phải tạo năng lực cạnh tranh cơ bản bằng những công cụ khác như đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng của hàng xuất khẩu, chuyển đổi cơ cấu, tạo thêm các sản phẩm xuất khẩu mới, kể cả dịch vụ... Quan trọng nhất là phải phát triển những mặt hàng có giá trị gia tăng, hàm lượng công nghệ, dịch vụ cao hơn. Đồng thời, Nhà nước cần tập trung sức cải thiện mạnh mẽ thể chế kinh tế, môi trường kinh doanh, các dịch vụ công, kết cấu hạ tầng... để nâng cao năng lực cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế cũng như các ngành xuất khẩu của chúng ta.

NLĐ

Các tin tức khác

>   Alticor đầu tư vào Việt Nam (29/02/2008)

>   Tăng giá điện, điều gì sẽ xảy ra? (29/02/2008)

>   Bình Dương chấp thuận dự án y tế-giáo dục 1 tỉ USD (29/02/2008)

>   Xin tăng giá điện sản xuất từ rác (29/02/2008)

>   Bình Thuận: Đầu tư hơn 652 tỷ đồng xây dựng KCN Hàm Kiệm (29/02/2008)

>   Các doanh nghiệp phía Bắc“đặt hàng” với tham tán thương mại (29/02/2008)

>   Nhà máy lọc dầu Dung Quất: Chuẩn bị xây phân xưởng Polypropylen (29/02/2008)

>   Vì sao một loạt quan chức Tổng Cty Miền Trung bị bắt? (29/02/2008)

>   VN dự hội nghị Hội đồng Giám đốc Trung tâm ASEAN-Nhật Bản (28/02/2008)

>   Đa dạng hóa sản phẩm để phát triển thị trường xuất khẩu (28/02/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật