Thứ Sáu, 29/02/2008 12:00

“Thiên đường cà phê toàn cầu tại Việt Nam” - Một dự án có khả thi?

Sáng 28/2, một cuộc toạ đàm về dự án : “Thánh địa cà phê toàn cầu ” hay “Thiên đường cà phê toàn cầu tại Việt Nam” đã được Tạp chí Tia sáng cùng phối hợp với công ty Trung Nguyên tổ chức tại Khách sạn Hoà Bình Hà Nội. Tới dự có đông đảo các nhà khoa học, các chuyên gia trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, giới văn nghệ sỹ và đại diện một số báo, đài.

Ý tưởng về một dự án “Thiên đường cà phê toàn cầu tại Việt Nam” đã được "thai nghén" trong nhiều năm

Ý tưởng về một dự án “Thiên đường cà phê toàn cầu tại Việt Nam”  đã được ông  Đặng Lê Nguyên Vũ, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Trung Nguyên ấp ủ trong nhiều năm đưa ra và mới đây cũng đã được Thủ tướng Chính phủ nước ta ủng hộ.

Có thể nói đây là một dự án mang đầy tính táo bạo và ý tưởng to lớn với viễn cảnh xây dựng: một Viên bảo tàng cà phê thế giới tại Việt Nam; một Viện nghiên cứu cà phê tầm cỡ thế giới; một sàn giao dịch nông sản được kết nối với các định chế tài chính trung lập và các quốc gia sản xuất và xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới; những dãy phố đặc trưng cà phê, các doanh nghiệp, đồn điền thực hành cà phê sạch; thực hiện các dự án bảo vệ và tái tạo rừng, nguồn nước và các không gian sinh thái tự nhiên… tạo thành một quần thể tích hợp của du lịch văn hoá – sinh thái – cà phê theo hướng thám hiểm, thực tế, với những dịch vụ đạt đẳng cấp cao và độc đáo nhất thế giới.

Tuy nhiên về triết lý mới của cà phê được đưa ra trong dự án đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu của số đông đại biểu tham gia cuộc toạ đàm này.

Mở đầu phần góp ý, nhà văn hoá Hữu Ngọc rất trân trọng ý tưởng to lớn của dự án song ông tỏ ra băn khoăn với tên gọi “Thánh địa” vì nó gợi lên cái gì đó mang sắc thái tôn giáo và dễ gây hiểu lầm khi tuyên ngôn ra bên ngoài. Ông cho rằng trên thế giới chưa tồn tại triết lý về cà phê mà chỉ có văn hoá về cà phê. Theo ông, trước tiên cần biến tỉnh Đắc Lắc thành trung tâm văn hoá cà phê và khuyến nghị cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng hơn trước khi tuyên ngôn ra bên ngoài.

Tiếp nối, nhà thơ Lê Đạt và ông Nguyên Quân cũng tỏ ra không hưởng ứng từ “thánh địa” và đều cho rằng cần cân nhắc thật kỹ từ ngữ sao cho dễ thuyết phục hơn.

Ts Hồ Ngọc Đại thì cho rằng triết lý của mọi nhà doanh nghiệp chỉ đơn giản là lợi nhuận, mà lợi nhuận cao nhất của công ty Trung Nguyên là “vị đắng” của cà phê…

Nhìn chung, các đại biểu tại cuộc hội đàm đều tập trung vào vấn đề làm sao tạo dựng được văn hoá cà phê và khai thác được tiềm năng du lịch to lớn của vùng Tây nguyên thông qua cây cà phê và đồng tình vơí ý tưởng táo bạo của công ty Trung Nguyên về việc cần xây dựng một Trung tâm văn hoá cà phê tại Việt Nam với một lộ trình được thiết kế cẩn thận và thực sự trở thành một dự án mang tầm cỡ quốc gia và khu vực.

Nếu dự án này được thực hiện nó sẽ mang lại cục diện mới cho khu vực Tây nguyên cũng như quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam trên trường quốc tế một cách hiệu quả nhất. Cuộc toạ đàm này là một trong các bước đi thiết thực tuyên truyền cho ý đồ to lớn đó./.

tổ quốc

Các tin tức khác

>   VN còn nhiều cơ hội tăng xuất khẩu sang Mỹ (29/02/2008)

>   Alticor đầu tư vào Việt Nam (29/02/2008)

>   Tăng giá điện, điều gì sẽ xảy ra? (29/02/2008)

>   Bình Dương chấp thuận dự án y tế-giáo dục 1 tỉ USD (29/02/2008)

>   Xin tăng giá điện sản xuất từ rác (29/02/2008)

>   Bình Thuận: Đầu tư hơn 652 tỷ đồng xây dựng KCN Hàm Kiệm (29/02/2008)

>   Các doanh nghiệp phía Bắc“đặt hàng” với tham tán thương mại (29/02/2008)

>   Nhà máy lọc dầu Dung Quất: Chuẩn bị xây phân xưởng Polypropylen (29/02/2008)

>   Vì sao một loạt quan chức Tổng Cty Miền Trung bị bắt? (29/02/2008)

>   VN dự hội nghị Hội đồng Giám đốc Trung tâm ASEAN-Nhật Bản (28/02/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật