Thứ Hai, 25/02/2008 17:51

Tân cảng Sài Gòn: Một năm theo mô hình "mẹ - con"

Chỉ số tăng trưởng GDP năm 2007 của Công ty Tân Cảng Sài Gòn đạt 8,5%, cao nhất trong vòng 10 năm qua của ngành cảng biển Việt Nam, đánh dấu bước phát triển lớn mạnh của công ty trên đường hội nhập nền kinh tế toàn cầu...

Năm 2007 là năm đầu tiên Công ty Tân Cảng Sài Gòn chuyển sang mô hình hoạt động "công ty mẹ - công ty con". Bên cạnh những thuận lợi của một doanh nghiệp từng có uy tín và thương hiệu trên lĩnh vực khai thác cảng biển, công ty cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thử thách trước những biến động phức tạp của thị trường trong nước và thế giới. Song, với sự đoàn kết, năng động, sáng tạo, biết đón đầu sự kiện, lãnh đạo công ty đã có nhiều chủ trương, giải pháp đồng bộ phù hợp yêu cầu, thực tiễn. Trong đó, chú trọng ứng dụng có hiệu quả khoa học - công nghệ, áp dụng mô hình quản lý, điều hành cảng tiên tiến, hiện đại của thế giới; tập trung nâng cao năng suất giải phóng tàu và chất lượng các dịch vụ cảng. Với 12 phòng, ban, sáu xí nghiệp, năm công ty TNHH một thành viên và công ty cổ phần, hoạt động từ huyện đảo Trường Sa đến Phú Quốc, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Ðồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu đã đưa Tân Cảng Sài Gòn lên vị thế mới: Ða sở hữu, đa ngành nghề. Nhờ vậy mà con số 1,7 triệu Teus (tương đương 24 triệu tấn hàng) được thông qua các cụm cảng của công ty trước 35 ngày (so với kế hoạch năm) đã khẳng định được tính ưu việt của việc chuyển đổi mô hình hoạt động. Ðây không chỉ là con số thông thường ghi nhận về năng suất, sản lượng lao động của một năm, mà còn biểu thị cho ý chí, niềm tin, sự nỗ lực quyết tâm cao của toàn thể công ty - khẳng định hướng đi đúng đắn, hiệu quả trong quá trình chuyển sang mô hình hoạt động "công ty mẹ - công ty con".

Ðại tá Nguyễn Ðăng Nghiêm, Tổng giám đốc Công ty Tân Cảng Sài Gòn cho rằng, để đạt sản lượng hàng hóa thông qua cảng là 1,7 triệu Teus vừa là một thành công lớn và thách thức lớn. Ðây là kết quả của tinh thần lao động sáng tạo, cần cù, ý chí quyết tâm, sự năng động và đoàn kết nhất trí cao của tập thể cán bộ, công nhân viên công ty, đồng thời là hiệu quả của công tác lãnh đạo, điều hành sâu sát, khoa học của cấp ủy, chỉ huy các cấp. Ðồng chí Tổng giám đốc khẳng định, đạt mức tăng trưởng lớn như hôm nay còn là hệ quả của một chiến lược định hướng đúng, đầu tư dài hạn, đúng hướng cả về trang thiết bị, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực. Hiện nay, với ba cẩu bờ hiện đại mới đưa vào khai thác; mười cẩu RTG trang bị thêm cho kho bãi; chuẩn bị mua thêm cẩu bờ Terminal 4 (cho cảng Cát Lái); trang bị cẩu bờ Post Panamax (cho cảng Cái Mép); nâng cấp các trang thiết bị xếp dỡ, vận tải và thực hiện phần mềm quản lý khai thác cảng, kho bãi và hệ thống Logistics đạt chuẩn quốc tế, Công ty Tân Cảng Sài Gòn đã khẳng định vị thế của nhà khai thác cảng container số 1 Việt Nam. Trong năm qua, đã có năm công ty được thành lập, khẳng định rõ hướng tự hạch toán độc lập kinh doanh; mở rộng liên doanh, liên kết, thu hút vốn đầu tư phát triển sản xuất. Ðể nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, công ty đã hợp tác với Trường đại học Hàng hải thuộc Tập đoàn SITC tại Hà Lan và Trường đại học Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh tổ chức khóa học bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý, điều hành, khai thác cảng cho 75 cán bộ chủ chốt. Công ty còn duy trì câu lạc bộ ngoại ngữ, tin học tại công ty để giúp cho cán bộ, công nhân viên có điều kiện tiếp cận thông tin, khoa học - kỹ thuật hiện đại.

Hiện nay, Công ty Tân Cảng Sài Gòn đang đứng ở khoảng thứ 60 của hệ thống cảng biển toàn cầu và đứng đầu trong 47 cảng biển Việt Nam và đang phấn đấu đến năm 2010 sẽ đứng trong "Top 50" cảng lớn nhất thế giới. Ðể đạt được mục tiêu đó, công ty tiếp tục mở rộng cả quy mô, chiều sâu quản lý, khai thác cảng và ngành nghề sản xuất, kinh doanh; trọng tâm là xây dựng hoàn chỉnh và sớm đưa vào khai thác cảng nước sâu đầu tiên tại Việt Nam là Tân Cảng - Cái Mép (Bà Rịa - Vũng Tàu) và cảng ICD (Long Bình - Ðồng Nai). Chủ động đầu tư trang thiết bị, kỹ thuật xếp dỡ, vận chuyển hiện đại, đồng bộ để nâng cao tốc độ giải phóng tàu và hàng hóa. Bên cạnh đó, công ty tiếp tục tuyển dụng, huấn luyện, đào tạo nguồn nhân lực có tính chiến lược, lâu dài, vững chắc, đặc biệt là ưu tiên nguồn nhân lực chất lượng cao được lựa chọn từ các xí nghiệp, công ty con, những chuyên gia giỏi trong lĩnh vực quản lý và khai thác cảng. Mục tiêu đó khiến nhiều người không khỏi ngỡ ngàng, nhưng với những thành tích đạt được trong 20 năm qua, thì mục tiêu đó đối với Tân Cảng Sài Gòn không quá xa.

Biển đang vào xuân, cán bộ, công nhân viên Tân Cảng Sài Gòn hân hoan chào đón Cúp vàng "Thương hiệu và nhãn hiệu", "Người sử dụng lao động tiêu biểu 2006 - 2007" do Hiệp hội Cảng biển Việt Nam bình chọn và trao tặng. Mùa xuân mới Tân Cảng Sài Gòn hứa hẹn tạo bước chuyển biến mới trong sản xuất, kinh doanh, khai thác cảng biển, giữ vững thương hiệu "Saigon new port" trên thị trường cảng biển Việt Nam và quốc tế.

nd

Các tin tức khác

>   Cổ phần hóa, một động lực phát triển ngành dệt may (25/02/2008)

>   VietABank: Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2008 (25/02/2008)

>   VG – PIPE đầu tư 165 tỷ đồng cho 2 dự án lớn (25/02/2008)

>   CTCP Cơ khí và Xây lắp 276 chia cổ tức năm 2007 (23/02/2008)

>   Quỹ đầu tư Mỹ mua 49% cổ phần của VCBF (22/02/2008)

>   “Sẽ cân nhắc thời điểm lên sàn” (22/02/2008)

>   Thông tin đăng ký làm đại lý đấu giá của Công ty CP Gentraco (22/02/2008)

>   Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các mục tiêu và nhiệm vụ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (22/02/2008)

>   Mua bán công ty đến thời (22/02/2008)

>   Chính thức cho phép mua cổ phần bằng ngoại tệ (22/02/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật