Thứ Sáu, 15/02/2008 09:27

Hoạt động xuất khẩu: Không thể cứ ăn xổi...

Theo thống kê của ngành chức năng, giai đoạn 1991-1995 xuất khẩu (XK) nước ta chiếm 26% GDP, giai đoạn 1996-2000: 38%, giai đoạn 2001-2005: 54% và năm 2007: hơn 60% GDP.

Nếu chỉ nhìn vào con số này, dư luận cho rằng XK của ta đã có sự tăng trưởng đáng kể. (Riêng mặt hàng gạo, Việt Nam còn được xếp vào một trong những nước XK hàng đầu). Tuy nhiên, XK gạo nói riêng và ngành XK nói chung còn những điều bất cập, khiến hiệu quả kinh tế chưa cao, không muốn nói là thua thiệt.

Điều cần nói thứ nhất là do thiếu đầu tư chiều sâu, chưa thoát khỏi cách làm ăn nhỏ, chưa tìm ra biện pháp phù hợp, nên ta đã bán giá thấp nhiều loại hàng với số lượng trị giá hàng chục tỷ USD. Thứ hai, hàng XK của ta chủ yếu ở dạng hàng thô (chỉ có 5% trong tổng số hàng ở dạng chế biến với công nghệ cao) như mặt hàng cà phê, chỉ khoảng 2.000 tấn được chế biến tinh trong tổng số hơn 700.000 tấn XK mỗi năm... Điều đáng nói nữa là các mặt hàng có thương hiệu Việt Nam nổi tiếng để XK còn ít, đa số vẫn phải “mượn” thương hiệu nước ngoài. Do đó, hàng của ta rất bị động, lép vế trước biến động của thị trường thế giới, nhất là hàng nông sản. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này vẫn do công nghệ chế biến lạc hậu, chưa có sự thay đổi nào đáng kể. Xin đơn cử, những năm gần đây, mặt hàng gạo có nhiều tiến bộ về số lượng, đưa Việt Nam vào hàng các quốc gia xuất nhiều gạo trên thế giới. Nhưng, sự trồi thụt vị trí của nước ta trong hàng bốn, năm “đại gia” XK gạo vài năm nay không đáng nói, mà cái cần nói là giá cả. Các nhà chuyên môn đã tính, chỉ cần giá gạo XK của ta nâng lên bằng giá bình quân của thế giới, mỗi năm ta có thể thu thêm được hàng trăm triệu USD. Trong khi giá bình quân của các nước như Thái Lan, Ấn Độ, Pakixtan đạt cao nhất là 120%, thấp nhất là 91,6% giá bình quân thế giới; thì giá gạo của ta chỉ bằng 80% giá bình quân của thế giới. Nguyên nhân của sự “thua chị, kém em” này cũng lại bắt đầu từ chủng loại, phẩm cấp, mức độ tin cậy trong giao hàng… Đó là chưa kể vào những năm đầu của thế kỷ XXI, các nhà XK của ta còn giữ gạo lại, khi giá trên thị trường thế giới tăng cao (224 USD/tấn), để sau đó XK với giá thấp hơn, làm thiệt hại cho đất nước vài trăm triệu USD. Hay như với mặt hàng cà phê, các nhà xuất khẩu của ta cũng chỉ “chạy” theo số lượng mà bỏ qua chất lượng, khiến giá cà phê XK có lúc rẻ như cho mà vẫn không đắt ! Theo các nhà chuyên môn, với lối làm ăn này, hàng năm chỉ riêng mặt hàng cà phê, ta cũng mất đứt cả trăm triệu USD. Các mặt hàng dệt may, thủy sản cũng trong tình trạng tương tự… Xét về chủ quan, các DN XK của ta còn mang nặng kiểu làm “ăn xổi, ở thì”.

Việt Nam đã là thành viên của WTO. Cơ hội mở ra thật lớn, song trở ngại cũng không ít. Rõ ràng, môi trường bình đẳng trong sản xuất, kinh doanh là cần thiết, nhưng nếu các DN XK của ta chưa thực sự đổi mới cách nghĩ, cách làm và tìm ra bước đi phù hợp thì sự thua thiệt trên “sân nhà” và “sân thiên hạ” vẫn là câu chuyện dài, chưa có hồi kết.                  

hnm

Các tin tức khác

>   Triển khai nhanh dự án xây dựng cầu và đường nối từ QL 51 đến cảng Cái Mép (15/02/2008)

>   Xuất khẩu cá tra, ba sa năm 2008: Phấn đấu đạt 1,2 tỷ USD (15/02/2008)

>   Bất thường trên thị trường địa ốc: Không có người mua, giá vẫn… tăng (15/02/2008)

>   Khởi động 2 dự án lớn ở khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô (15/02/2008)

>   Thúc đẩy quan hệ Việt-Nhật theo hướng đối tác chiến lược (14/02/2008)

>   Đánh giá kinh tế Việt Nam năm 2007 (14/02/2008)

>   Doanh nghiệp Đức cần tận dụng cơ hội đầu tư vào VN (14/02/2008)

>   Xuất khẩu lao động “xông đất” thị trường Đông Âu (14/02/2008)

>   Chưa ra đời cũng được đăng ký thuê bao trả trước (14/02/2008)

>   Dự án đầu tiên được cấp phép vào Thủ Thiêm (14/02/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật