Thứ Tư, 20/02/2008 17:48

Giá quặng sắt tăng cao, thị trường thép tiếp tục biến động

- Tin từ các DN cho biết, từ 1/4/2008 giá quặng sắt sẽ tăng thêm 65% so với giá của năm 2007, điều này hứa hẹn thị trường thép sẽ còn nhiều biến động trong thời gian tới.

Sau Tết Nguyên đán, giá thép của các DN đã tăng thêm gần 500.000 đồng/tấn. Hiện giá thép bán ra đã có VAT dao động từ 14,5-14,8 triệu đồng/tấn. Giá thép tăng là do giá phôi nhập khẩu tiếp tục tăng cao. Hiện nay giá phôi thép nhập khẩu ở mức 760 USD/tấn, tăng 50USD so với trước Tết Nguyên đán.

Theo ông Hoàng Văn Tòng, Phó Tổng giám đốc Công ty Gang thép Thái Nguyên, sau khi đàm phán với các nhà cung cấp quặng sắt, từ 1/4 tới giá quặng sắt sẽ tăng thêm 65% so với giá của năm 2007. Như vậy giá quặng sắt sẽ  tăng lên 70 USD/tấn, cùng với cước vận tải khoảng 40 USD/tấn. Ngoài ra giá than mỡ cũng sẽ tăng trong thời gian tới, điều này sẽ tác động mạnh tới giá phôi thép và xu hướng tăng giá thép là khó tránh khỏi. Theo tính toán của các DN thì với mức tăng của quặng sắt làm cho giá phôi thép có thể tăng  tới trên 800 USD/tấn.

Các DN nhận định, giá quặng sắt, cùng với giá nguyên liệu đầu vào khác tiếp tục tăng cao, chắc chắn sẽ làm cho một số quốc gia sản xuất nhiều thép như Trung Quốc sẽ phải cắt giảm sản lượng, làm cho nguồn cung phôi thép giảm tác động tới nhập khẩu của các DN. Theo dự tính, trong năm 2008 tổng nhu cầu phôi cho sản xuất thép vào khoảng 4,6 triệu tấn. Tuy nhiên, nguồn phôi trong nước mới chỉ đáp ứng được 2 triệu tấn, còn lại hơn 2 triệu tấn vẫn phải nhập khẩu.

Hiện nay việc mua phôi thép từ Trung Quốc đã rất khó khăn và giá tăng cao, các doanh nghiệp phải tìm mua phôi từ các nước trong khu vực Đông Nam Á như Malaysia, Thái Lan và các nước khác như Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Ucraina thậm chí là từ Nam Phi hay Brazil. Tuy nhiên, việc mua phôi từ các nước này cũng không dễ dàng.

Cuối năm 2007, các doanh nghiệp thép đã nhập khẩu một lượng phôi dự trữ, số phôi này đủ dùng đến hết quý I/2008  và sau khi có tin giá quặng  sắt tăng từ 1/4 thì các DN đang đẩy mạnh nhập khẩu phôi, nhưng do nhu cầu về phôi tăng cao nên giá liên tục thay đổi.

Theo dự tính  năm 2008 nhu cầu về thép của Việt Nam tăng khoảng 20% so với 2007 do đầu tư nước ngoài tăng mạnh và nhiều công trình trọng điểm của Nhà nước như Thuỷ điện Sơn La, Nhà máy lọc dầu Dung Quất, các công trình giao thông, hạ tầng sử dụng  vốn ODA tăng cao, cần khối lượng thép lớn. Thép có thể không thiếu, nhưng nhu cầu tăng cùng với đầu vào tăng là lý do khiến nhiều người lo ngại thị trường thép năm 2008 sẽ có những diễn biến khó lường.

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, để giải quyết tình trạng căng thẳng về nguồn cung phôi chỉ còn cách duy nhất là đẩy mạnh sản xuất phôi trong nước. Như vậy, không những chủ động được đầu vào mà giá cũng sẽ thấp hơn nhập khẩu. Bởi lẽ, giá thành phôi sản xuất trong nước thấp hơn nhập khẩu tới 200 USD/tấn. Nhưng để sản xuất được trên 4 triệu tấn phôi thì vẫn vượt quá khả năng của DN Việt Nam. Phải đến 2010 thì Việt Nam mới đạt sản lượng trên 4 triệu tấn phôi thép.

Trong khi sản lượng phôi còn thấp thì việc nhập khẩu thép phế phục vụ cho sản xuất phôi lại gặp nhiều khó khăn do chưa có quy định rõ ràng của các cơ quan chức năng. Hiệp hội Thép cũng đã có kiến nghị với Bộ Tài nguyên Môi trường và Bộ Công thương cần có những quy định thoáng hơn các tiêu chuẩn môi trường, tạo điều kiện cho các nhà sản xuất trong nước được nhập khẩu thép phế, giảm giá thành sản xuất phôi nội. Khi không chủ động được nguồn phôi thì sản xuất thép trong nước sẽ còn bị tác động mạnh từ thị trường thế giới.

vnn

Các tin tức khác

>   Mở rộng thị trường xuất khẩu là nhiệm vụ cần ưu tiên (20/02/2008)

>   Kim ngạch thương mại VN-Nhật Bản đạt 12,5 tỷ USD (20/02/2008)

>   Lập liên doanh đầu tư dự án lọc hoá dầu Nghi Sơn (20/02/2008)

>   Giá cà phê sắp chạm kỷ lục 40.000 đồng một kg (20/02/2008)

>   VAMA: Lượng xe ô tô bán ra tăng 10 tháng liên tiếp (20/02/2008)

>   Dự án lớn nhất của Úc vào Hải Phòng (20/02/2008)

>   Phần Lan mong muốn thúc đẩy thương mại với VN (20/02/2008)

>   TPHCM bắt đầu xây dựng metro (20/02/2008)

>   DN Nhật Bản tìm hiểu đầu tư vào ngành da giày (20/02/2008)

>   Thị trường bất động sản sốt từng ngày, có vỡ “bong bóng”!? (20/02/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật