Thứ Năm, 28/02/2008 14:00

Chống lạm phát có "đè" sức cạnh tranh?

Lạm phát của Việt Nam sẽ giảm xuống, cả năm 2008 chỉ khoảng 7 - 8%, là nhận định của ông Haruhiko Kuroda, Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) trong chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam vừa qua. Theo ông Haruhiko Kuroda, đây sẽ là tín hiệu khả quan góp phần giải bài toán nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Nhưng trong khi chờ lạm phát giảm xuống, các doanh nghiệp đang rơi vào tình trạng rất khó khăn. Điều đáng nói là, nhiều khó khăn lại có nguyên nhân từ các biện pháp chống lạm phát hiện nay.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2007 tăng 2,91% so với tháng 11/2007 (so với tháng 12/2006 thì tăng 12,63%), CPI tháng 1/2008 tăng 2,38% so với tháng 12/2007 và vẫn có dấu hiệu đứng ở mức cao. Trước tình hình đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã liên tiếp thực hiện các biện phát thắt chặt tiền tệ như tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thêm 1%, từ ngày 17/3 sẽ phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc… Hệ quả là tiền đồng khan hiếm, ngân hàng phải nâng lãi suất huy động cũng như cho vay. Nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng theo vì hợp đồng kinh doanh đã ký với khách hàng nhưng thiếu vốn để triển khai, do ngân hàng hạn chế cho vay. Công ty TNHH Kim khí Việt - Hàn (Hoài Đức, Hà Tây) cho biết: "Doanh nghiệp chúng tôi đang trên đà phát triển, cần vốn để mở rộng sản xuất và chuyển Công ty ra các khu công nghiệp. Tuy nhiên, khi đi vay vốn thì các ngân hàng đều hứa hẹn, rồi… biệt tăm. Không có vốn, kế hoạch kinh doanh, nâng cấp cơ sở hạ tầng bị đình hoãn".

Bà Đặng Phương Dung, Giám đốc điều hành Vinatex cũng cho biết, ngành dệt may đang gặp khó khăn bởi chi phí đầu vào như điện, xăng dầu, vận tải... tăng quá nhanh, và đến bây giờ, việc siết chặt tiền tệ càng khiến các doanh nghiệp khó khăn hơn.

Trước tình hình đó, một số chuyên gia kinh tế khuyến nghị NHNN cần phải có lộ trình thắt chặt tiền tệ để kiểm soát lạm phát nhưng không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp. Muốn vậy, phải đưa ra một "gói" giải pháp kinh tế, tạo sự cân bằng cho thị trường.

"Việc quản lý kinh tế vĩ mô một cách thận trọng là then chốt để phát triển kinh tế bền vững, vì với những nước như Việt Nam, vấn đề kiểm soát lạm phát gặp khó khăn do có nhiều nhân tố nằm ngoài khả năng kiềm chế như giá dầu, giá thực phẩm… của thị trường toàn cầu tăng cao", ông Haruhiko Kuroda nhận định.

Ông Haruhiko Kuroda cho rằng, có thể kinh tế Việt Nam sẽ sụt giảm đôi chút, song về lâu dài sẽ tiếp tục phát triển 8,5 - 9%/năm. Chính sách tiền tệ thắt chặt có thể ảnh hưởng tới các doanh nghiệp trong ngắn hạn nhưng về lâu dài thì sẽ có tác động tích cực. "Chính phủ Việt Nam nên tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, giám sát chặt chẽ các chỉ số lạm phát, cán cân thanh toán", ông Haruhiko Kuroda nói.

đtck

Các tin tức khác

>   Công ty chứng khoán gặp khó vì không được ưu đãi thuế (28/02/2008)

>   Mỹ trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất (28/02/2008)

>   Miền Bắc thiếu hơn 1.000MW do sự cố đường dây 500 KV (28/02/2008)

>   EVN đề nghị tăng giá điện 917 đồng/kWh (28/02/2008)

>   Cổ phần hóa: không để giật lùi (28/02/2008)

>   Cần sớm điều chỉnh giá quặng apatit (28/02/2008)

>   “Sẽ có những hợp đồng rất ấn tượng được ký kết” (28/02/2008)

>   Chính phủ thúc giục tiến độ dự án Dung Quất (28/02/2008)

>   VN đứng thứ 2 trong số các nước đầu tư vào Lào (28/02/2008)

>   Khẩn trương xây dựng hạn mức nhà ở để đánh thuế (28/02/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật