Thứ Năm, 03/01/2008 23:17

VAFI đề xuất: Nhà đầu tư nước ngoài được giữ đến 37% cổ phần tại ngân hàng cổ phần

Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) hôm nay chính thức đệ đơn kiến nghị Thủ tướng Chính phủ nâng tỷ lệ huy động vốn nắm giữ cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng cổ phần lên 35% hoặc 37% để kích cầu thị trường.

Theo VAFI, quy định NĐTNN sở hữu không quá 30% vốn điều lệ theo Nghị định 69/2007/NĐ-CP ngày 20-4-2007 của Chính phủ trên thực tế còn những mặt hạn chế.

Các quỹ đầu tư nước ngoài, cá nhân đầu tư nước ngoài rất khó có điều kiện và cơ hội để đầu tư vào các ngân hàng cổ phần.

Hầu như tất cả các ngân hàng cổ phần đều mong muốn dành ưu tiến tỷ lệ room 30% cho các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, như vậy chỉ có vài tổ chức nước ngoài có cơ hội đầu tư vào một ngân hàng.

Trong khi đó các ngân hàng cổ phần Việt Nam đều mong muốn có từ hai đến ba nhà đầu tư chiến lược nước ngoài nhằm hỗ trợ ngân hàng đổi mới công nghệ quản lý từ nghiệp vụ tín dụng, nghiệp vụ ngân hàng đầu tư, đến nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán....

Các tổ chức và cá nhân đầu tư nước ngoài khi đặt kế hoạch đầu tư vào Việt Nam đều mong muốn trong danh mục đầu tư của mình có các cổ phiếu ngân hàng, nhưng quy định hiện hành trước khi đầu tư vào ngân hàng chưa niêm yết thì NHCP phải làm nhiều thủ tục xin phép Ngân hàng Nhà nước, còn muốn đầu tư vào ngân hàng niêm yết thì ít có cơ hội  vì các ngân hàng niêm yết đã hết Room.

Còn với danh mục đầu tư ít có cổ phiếu ngân hàng thì các công ty quản lý quỹ gặp khó khăn trong việc huy động vốn trên thị trường quốc tế.

Theo phân tích của VAFI, việc nâng tỷ lệ sở hữu của NĐTNN không chỉ làm tăng tỷ lệ huy động vốn của NĐTNN vào  lĩnh vực ngân hàng mà còn tăng qui mô các quỹ  nước ngoài vào TTCKVN và làm cho thị trường vốn nước ta trở nên hấp dẫn hơn .

Việc tăng tỷ lệ sở hữu của NĐTNN trong lĩnh vực ngân hàng thường đồng nghĩa với việc tăng tỷ lệ nắm giữ của các nhà đầu tư tổ chức trong một ngân hàng, làm cải thiện đáng kể tính tổ chức và tính ổn định trong cơ cấu cổ đông.

Khi tỷ lệ sở hữu của các tổ chức trong nước và nước ngoài tăng lên thì quản trị doanh nghiệp sẽ được cải thiện đáng kể, đồng thời những tổ chức này sẽ đóng vai trò nòng cốt trong các chương trình huy động vốn của ngân hàng, nhất là sẽ cải thiện đáng kể phương thức phát hành hiện nay và gia tăng phương thức phát hành riêng lẻ để tạo thặng dư vốn nhiều cho doanh nghiệp ngân hàng.

Việc tăng tỷ lệ sở hữu của NĐTNN trong lĩnh vực ngân hàng được một số nhà quản lý cho là nhạy cảm, nhưng nếu phân tích kỹ bản chất của vấn đề cộng với chính sách quản lý nhà nước thích hợp trong từng thời kỳ thì sẽ không là vấn đề nhạy cảm, mà là nhu cầu thực sự của sự phát triển  bền vững của hệ thống ngân hàng thương mại và của TTCK .

Về đề xuất tăng tỷ lệ sở hữu của NĐTNN từ 30% lên 35% hoặc 37% VAFI cũng lập luận việc tăng thêm tỷ lệ từ 5% hoặc 7% là không nhiều so với tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư trong nước. Việc tăng thêm room này chỉ dành cơ hội cho đông đảo các tổ chức và cá nhân đầu tư nước ngoài (không phải là nhà đầu tư chiến lược), như vậy việc tăng thêm room này sẽ dành cho các đối tượng đầu tư mới, ngoài ý nghĩa kích cầu còn làm tăng thêm sức mạnh cho nhà đầu tư trong nước.

ND

Các tin tức khác

>   HRS: Thay đổi tỷ lệ sở hữu cổ phần của các cổ đông sáng lập (03/01/2008)

>   CLSC thông báo thành lập Đại lý nhận lệnh (03/01/2008)

>   VF1 thay đổi giá trị tài sản ròng trong kỳ (03/01/2008)

>   HAS: Niêm yết bổ sung cổ phiếu (03/01/2008)

>   ABT: Kết quả giao dịch cổ phiếu của cổ đông nội bộ (03/01/2008)

>   SSC: Thông báo ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông (03/01/2008)

>   Hệ thống tài chính và những góc khuất (03/01/2008)

>   Bức tranh tươi sáng hơn (03/01/2008)

>   PAC thông báo chào báo cổ phiếu ra công chúng (03/01/2008)

>   SJ1: Thông báo thay đổi nhân sự (03/01/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật