Thứ Ba, 18/12/2007 12:07

Doanh thu phí bảo hiểm cao nhất trong nhiều năm qua

Năm 2007 là năm hoạt động thành công của ngành bảo hiểm Việt Nam với tốc độ tăng trưởng về doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ đạt trên 30%, cao nhất trong 5 năm qua và doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ đạt 12%, cao nhất trong 3 năm qua.

Theo ước tính của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, tổng doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ của năm nay đạt 8.350 tỷ đồng và doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ đạt 9.500 tỷ đồng.

Năm qua cũng ghi nhận nỗ lực phát triển của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam trong bối cảnh bị cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp nước ngoài theo cam kết WTO. Không chỉ tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ, năng lực thị trường, nhiều doanh nghiệp còn tranh thủ thời cơ xây dựng chiến lược mở rộng thị phần, phát triển thêm nhiều sản phẩm mới theo nhu cầu của nền kinh tế.

Nhiều doanh nghiệp còn gia tăng tiềm lực tài chính bằng việc tăng vốn, giảm thị phần tái bảo hiểm ra nước ngoài, tăng cường đầu tư vào nền kinh tế và tăng cường liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để nâng cao khả năng cạnh tranh. Hai "đại gia" trong làng bảo hiểm là Bảo Việt và Bảo Minh đã nhanh chân chọn cho mình 2 đối tác chiến lược là tập đoàn ngân hàng Hồng Công-Thượng Hải (HSBC) và tập đoàn bảo hiểm AXA của Pháp, với tỉ lệ góp vốn lần lượt là 10% và 16%.

Lộ trình mở cửa thị trường bảo hiểm Việt Nam trong thời gian qua được đánh giá là tương đối nhanh, với sự tham gia của 30 doanh nghiệp, trong đó có 16 doanh nghiệp nước ngoài, kinh doanh 700 sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ, hơn 100 sản phẩm bảo hiểm nhân thọ.

Không phủ nhận những lợi ích có được khi trở thành thành viên của WTO, ông Lê Quốc Lý, Vụ trưởng Vụ Tài chính-Tiền tệ thuộc Bộ Kế hoạch-Đầu tư, bày tỏ lo ngại về việc các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức hơn khi mọi giới hạn đối với doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài chính thức được dỡ bỏ từ 1/1/2008 theo cam kết WTO.

Theo ông Lý, mở cửa thị trường hoàn toàn cũng có nghĩa là các doanh nghiệp nước ngoài sẽ được phép hoạt động cả trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ - lĩnh vực đang là “lãnh địa riêng” của các doanh nghiệp Việt Nam và việc các doanh nghiệp trong nước bị chia sẻ thị phần là điều khó tránh khỏi.

Tổng thư ký Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, ông Phùng Đắc Lộc lại tỏ ra lạc quan hơn khi cho biết, ngay từ trước khi Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp trong nước đã được tiếp cận và hội nhập vào thị trường bảo hiểm quốc tế thông qua nghiệp vụ tái bảo hiểm. Do vậy, môi trường cạnh tranh sau khi vào WTO càng giúp doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam trưởng thành hơn.

Ông cho biết, các doanh nghiệp trong nước đang tích cực tận dụng giới hạn còn lại để hoạt động mạnh trong các lĩnh vực bảo hiểm có khả năng sinh lời cao như bảo hiểm bắt buộc, để giữ vững thị phần.

Theo đánh giá của ông Kenneth Juneau, Tổng giám đốc AIA Việt Nam, còn đến 95% tiềm năng thị trường bảo hiểm Việt Nam chưa được khai thác và như vậy vẫn còn rất nhiều cơ hội để các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước  tăng trưởng phí bảo hiểm và tăng thu nhập.

TTXVN

Các tin tức khác

>   Bổ sung vốn cho một số dự án thuộc ngành GTVT (18/12/2007)

>   DongABank đột phá công nghệ phục vụ nhà đầu tư (18/12/2007)

>   Khai thác thị trường kiều hối: Chưa tương xứng tiềm năng (18/12/2007)

>   Gửi tiền tiết kiệm thời… mất giá (18/12/2007)

>   HSBC hỗ trợ giao thương VN - Đài Loan (18/12/2007)

>   EXIMBANK tăng vốn điều lệ (18/12/2007)

>   Giá vàng giảm liên tục - Các công ty đua nhau nhập khẩu vàng (18/12/2007)

>   AFD tài trợ phát triển nông thôn miền Trung (18/12/2007)

>   Temenos, IBM giúp SCB hiện đại hóa công nghệ ngân hàng (18/12/2007)

>   Đấu thầu 1000 tỷ đồng TPCP do Kho bạc phát hành (17/12/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật