Thứ Sáu, 07/12/2007 16:54

Đấu giá Vietcombank: Bao nhiêu CTCK sẽ là đại lý?

Theo thông tin từ Sở GDCK TPHCM (HoSE), kết thúc thời hạn nộp hồ sơ đăng ký làm đại lý đấu giá trong đợt phát hành CP lần đầu của NH Ngoại thương (VCB), đã có trên 50 hồ sơ được gửi tới, tức là gần như toàn bộ số Cty CK đang hoạt động đều tham gia "dự tuyển".

Xếp hàng chờ được chọn

Theo các quy định hiện hành, CTCK có quyền được tham gia đăng ký làm đại lý đấu giá cho các đợt đấu giá CP qua TTGD hoặc SGD. Tuy nhiên không phải tất cả các CTCK đều được lựa chọn làm đại lý. Nguyên nhân cơ bản nhất là năng lực của chính các CTCK.

Theo một nguồn tin từ HoSE, sẽ chỉ có một số CTCK nhất định được chọn làm đại lý đấu giá. Dự kiến số lượng NĐT đăng ký tham gia sẽ rất lớn nên sẽ cố gắng lựa chọn nhiều đại lý để đảm bảo phục vụ hết nhu cầu.

Tiêu chí quan trọng sẽ là năng lực đáp ứng về đường truyền của chính HoSE và năng lực của CTCK trong các quy trình nghiệp vụ như các đầu mối nhập lệnh, hồ sơ quản lý tiền. Tuy nhiên đến thời điểm này vẫn chưa có danh sách CTCK được chấp nhận làm đại lý chính thức.

Việc nhiều CTCK muốn làm đại lý đấu giá cũng không được thực tế đã diễn ra từ lâu. Theo GĐ một CTCK tại Hà Nội, các CTCK cũng hiểu điều này vì số lượng Cty mới ngày một nhiều trong khi khả năng kết nối với sở, TTGD có hạn.

"Đó là chưa kể đến nhiều CTCK mới ra đời, kinh nghiệm chưa nhiều trong các cuộc đấu giá lớn", ý kiến này cho biết.

Hiện tại, vẫn chưa có những tiêu chuẩn công khai trong việc lựa chọn CTCK nào đủ điều kiện làm đại lý đấu giá. Quyết định 115/QĐ-UBCK quy định quy trình đấu giá hai cấp trao quyền tự quyết về các sở và TTGD.

Được biết, hiện TTGDCK Hà Nội cũng chỉ mới trình UBCKNN hệ thống tiêu chuẩn lựa chọn đại lý đấu giá. Đợt đấu giá lớn nhất gần đây là IPO Cty tài chính dầu khí (PVFC) với khối lượng chào bán xấp xỉ 59,64 triệu cổ phần. Tuy nhiên, kỷ lục về số NĐT đăng ký tham dự là cuộc đấu giá 59,4 triệu CP Bảo Việt với 20.368 cá nhân, tổ chức.

Cuộc đấu giá kéo dài 4 ngày với 13 đại lý đã khiến không chỉ TTGDCK Hà Nội mà cả các CTCK quá tải. Cảnh NĐT xếp hàng rồng rắn tại các đầu mối đại lý để chờ nhận phiếu rất có thể sẽ tái diễn.

Theo nhận định của nhiều CTCK, 97,5 triệu cổ phần của VCB là khối lượng lớn nhưng điều đáng lo hơn là cuộc IPO này có sức hấp dẫn hiếm có và chắc chắn số lượng NĐT đăng ký sẽ lập kỷ lục. Các đại lý cần đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu NĐT cũng như đảm bảo thành công của cuộc đấu giá.

Sẽ nở rộ uỷ thác?

"Dĩ nhiên tất cả các CTCK đều gửi hồ sơ đăng ký làm đại lý đấu giá VCB lần này, không phải vì lợi nhuận từ phí đại lý" - GĐ một CTCK cho biết.

Thực tế các chi phí cho một cuộc đấu giá lớn như VCB các CTCK có thể còn lỗ nặng. Theo Quy chế đấu giá mới, mức phí cố định mà CTCK được hưởng là 1 triệu đồng/cuộc đấu giá. Chi phí tăng thêm cũng chẳng đáng là bao vì được tính trên cơ sở tỉ lệ giữa khối lượng đăng ký qua đại lý với tổng khối lượng đăng ký của tất cả các đại lý tham gia.

"Cái được mà các CTCK nhắm tới là dịch vụ phục vụ khách hàng của mình - những NĐT đang sở hữu tài khoản giao dịch. Chắc chắn tỉ lệ khách hàng tham gia đấu VCB sẽ rất cao.

Ngoài ra Cty có cơ hội tiếp cận với nhiều khách hàng mới khi cung cấp dịch vụ đại lý đấu giá. Thông thường những NĐT đã đăng ký đấu ở đại lý nào sẽ mở luôn tài khoản ở đại lý đó" - ý kiến này cho biết.

Tuy nhiên, nếu không được làm đại lý đấu giá, các CTCK, Cty tài chính có thể cung cấp dịch vụ uỷ thác đấu giá: NĐT uỷ quyền cho CTCK tiến hành các thủ tục đấu giá, quyết định mức giá đấu và Cty sẽ thu phí uỷ thác.

Dịch vụ uỷ thác được các CTCK phát triển mạnh thời gian gần đây và được NĐT lựa chọn vì nhiều lẽ.

Thứ nhất xác suất mua thành công với giá hợp lý thông qua uỷ thác rất cao. Thực tế một số cuộc đấu giá lớn gần đây đã cho thấy giá đấu thành công của nhiều CTCK khá sát với mức giá trung bình nhờ đội ngũ phân tích chuyên nghiệp cũng như nắm được nhiều thông tin hơn NĐT cá nhân.

Thứ hai, các dịch vụ uỷ thác thường đi kèm dịch vụ hỗ trợ tài chính mặc dù thủ tục hơi phức tạp và mất thêm phí. Việc đấu giá thông qua tổ chức chuyên nghiệp không chỉ giúp NĐT cá nhân hưởng lợi mà còn tạo mặt bằng giá IPO hợp lý.

Với các CTCK, dịch vụ uỷ thác cũng là điều kiện rất thuận lợi để tiếp cận nhóm khách hàng tiềm năng vì từ việc chuyển quyền sở hữu CK đến việc mở tài khoản giao dịch tại Cty cũng chỉ cách nhau một thủ tục.

Các tin tức khác

>   Tiếp diễn trào lưu săn cổ phiếu sắp lên sàn (07/12/2007)

>   “OTC sẽ là chợ chứng khoán lớn nhất” (07/12/2007)

>   Định giá cổ phiếu Vietcombank và những điều bỏ ngỏ... (07/12/2007)

>   Chấp thuận nguyên tắc chào bán cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Nam Việt; CTCP Hoàng Long Long An (07/12/2007)

>   Về việc phát hành cổ phiếu thưởng của CTCP Dược liệu TW 2 (07/12/2007)

>   SCIC ký hợp đồng thuê kiểm toán nước ngoài (07/12/2007)

>   Ủy thác đấu giá cổ phần Vietcombank với 60 công ty chứng khoán (07/12/2007)

>   Thay đổi cách thức cổ phần hóa, nên chăng? (07/12/2007)

>   Đẩy mạnh thanh tra doanh nghiệp (07/12/2007)

>   Thị trường OTC: Tiếp diễn trào lưu săn cổ phiếu sắp lên sàn (07/12/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật