Thứ Sáu, 07/12/2007 16:52

Tiếp diễn trào lưu săn cổ phiếu sắp lên sàn

Làn sóng săn cổ phiếu sắp chào sàn không hạ nhiệt.

Gần đây tình hình giao dịch trên thị trường OTC lại tiếp diễn trào lưu đầu tư: Các chuyên gia lướt sóng ra sức "săn" CP chuẩn bị lên sàn tạo thành một cơn sốt, nhóm CP này giá bị đẩy tăng theo từng ngày...

"Tù mù" dễ đẩy giá

So sánh cùng một Cty khi ở thị trường OTC và thị trường niêm yết về mặt giá trị thì không có gì khác biệt, Cty hiện đang hoạt động thế nào thì khi niêm yết về cơ bản là vẫn thế.

Cũng là Cty đó khi đang ở thị trường OTC chuyển lên sàn được giao dịch tập trung về hình thức chỉ là thay đổi môi trường chuyển nhượng. Nhưng chỉ có lý do đó thôi mà trong thời gian vừa qua đã giúp cho giá CP của những Cty chuẩn bị lên sàn tăng giá vù vù.

Đầu tư theo tin đồn vẫn là "căn bệnh" mạn tính của nhiều NĐT, không cần biết Cty làm ăn thế nào, lỗ lãi ra sao, đầu tư an toàn hay không; thích hợp cho đầu tư ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn, lợi nhuận yêu cầu bao nhiêu phần trăm... Việc mua bán chủ yếu theo sự mách bảo của người quen.

CP của những Cty được giao dịch  trên thị trường OTC có một đặc điểm  rất khác biệt so với Cty đã được niêm yết trên sàn, đó là không thể hoặc rất khó có thể phân tích đánh giá Cty đó làm ăn tốt hay xấu.

Các tiêu chí phân tích cơ bản như so với các Cty khác trong ngành, điểm mạnh, điểm yếu; lợi thế so sánh như nguyên liệu đầu vào, thị trường đầu ra, chi phí, công nghệ, khấu hao, lợi nhuận,... không đầy đủ.

Muốn biết được thông tin về DN thông thường phải dùng quan hệ cá nhân. Trong khi đó với những DN đã niêm yết, NĐT có thể tìm hiểu Cty thông qua bản cáo bạch hay bản công bố thông tin. Ngay cả thông tin tài chính cũng dễ dàng kiểm tra.

Việc tin tức về Cty trên thị trường OTC không rõ ràng khiến nhiều NĐT đã lao vào mua, trong đó cơ sở lựa chọn CP chỉ là niềm tin vào khả năng tăng giá trong tương lai. Không ít DN đang giao dịch rất cầm chừng trên thị trường OTC khi có tin chuẩn bị có kế hoạch niêm yết thì giá cứ "bay" lên từng ngày.

CTCP Sông Đà 25 cách đây 1 tháng giá giao dịch ở mức 50.000đ/cp-52.000đ/cp, ngay khi có tin chuẩn bị lên sàn, giá ngay lập tức bị đẩy lên 90.000đ-100.000đ/cp hay CP của CTCP dịch vụ - kỹ thuật - viễn thông tăng từ 40.000đ- 45.000đ/cp đến khi lưu ký đã lên đến 75.000đ-80.000đ/cp.

Thậm chí khi CP đã lưu ký chờ ngày niêm yết mà vẫn có những giao dịch thoả thuận thành công giữa bên bán và bên mua.

Sẽ không còn chênh lệch giá?

Về cơ bản khi CP được niêm yết trên sàn thì giá trị của DN không đổi, nhưng tính thanh khoản của CP được tăng lên, tính minh bạch cũng được đảm bảo.

Khi CP đang được giao dịch trên thị trường OTC có thể Cty được ít NĐT biết đến, cũng chính sự không rõ ràng về thông tin liên quan đến DN mà giá của những CP đó cũng ở dạng không rõ là có phản ánh đúng, giá trị nội tại của Cty không.

Có thể nhiều DN tốt mà giá của nó chưa phản ánh đúng, hay ngược lại nhiều trường hợp giá CP bị đẩy lên quá cao, cao hơn giá trị nội tại của Cty. Khi Cty được niêm yết, thông tin công khai, chắc chắn giá CP sẽ có xu hướng điều chỉnh về mức hợp lý.

NĐT nên mua bán thận trọng, lựa chọn CP của những DN mà mình biết rõ và nên dừng lại ở mức giá có thể chấp nhận được, không nên mua bán theo phong trào, vì như thế không những sẽ đẩy giá của CP đó tăng "nóng" mà bản thân NĐT còn có thể gặp rủi ro cao.

Vừa qua, Bộ Tài chính vừa phê duyệt phương án tổ chức và quản lý giao dịch CK của Cty đại chúng chưa niêm yết. Theo đó, CK của các Cty đại chúng chưa niêm yết sẽ phải đăng ký, lưu ký tập trung tại Trung tâm lưu ký CK và giao dịch tại CTCK và thông tin về DN cũng được công bố một cách công khai minh bạch theo quy định.

Khi thị trường OTC đi vào khuôn phép sẽ tăng tính thanh khoản cho CP, NĐT mua bán CP dễ dàng hơn, thông tin về DN không còn tù mù như hiện nay. Lúc đó sẽ không còn tình trạng giá CP của những Cty chuẩn bị niêm yết tăng vù vù bất chấp tốt - xấu.

Giá CP trên thị trường OTC và niêm yết cũng sẽ không còn chênh lệch quá lớn về khoảng cách như hiện nay.

Một yếu tố quan trọng quyết định giúp TTCK phát triển bền vững ổn định là công bằng, công khai và minh bạch. Tuy nhiên, hiện nay TTCK OTC chưa được quản lý đúng mức, dẫn đến việc NĐT giao dịch CP trên thị trường OTC gặp nhiều rủi ro.

ĐL

Các tin tức khác

>   “OTC sẽ là chợ chứng khoán lớn nhất” (07/12/2007)

>   Định giá cổ phiếu Vietcombank và những điều bỏ ngỏ... (07/12/2007)

>   Chấp thuận nguyên tắc chào bán cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Nam Việt; CTCP Hoàng Long Long An (07/12/2007)

>   Về việc phát hành cổ phiếu thưởng của CTCP Dược liệu TW 2 (07/12/2007)

>   SCIC ký hợp đồng thuê kiểm toán nước ngoài (07/12/2007)

>   Ủy thác đấu giá cổ phần Vietcombank với 60 công ty chứng khoán (07/12/2007)

>   Thay đổi cách thức cổ phần hóa, nên chăng? (07/12/2007)

>   Đẩy mạnh thanh tra doanh nghiệp (07/12/2007)

>   Thị trường OTC: Tiếp diễn trào lưu săn cổ phiếu sắp lên sàn (07/12/2007)

>   Vĩnh Cửu chuẩn bị tăng vốn lên 100 tỷ đồng (07/12/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật