Thứ Ba, 06/11/2007 10:13

Lilama 69-2 tự tin lên sàn

Nội dung cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Hữu Thanh, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Lilama 69-2.

Thưa ông, là doanh nghiệp thành viên đầu tiên thuộc Tổng công ty Lắp máy Việt Nam sẽ lên sàn chứng khoán vào dịp đầu tháng 11/2007, ông có thể cho biết những thông tin cơ bản nhất về công ty để các nhà đầu tư có cơ sở niềm tin khi quyết định đầu tư?

Một số chỉ tiêu về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong năm 2006 (so với năm 2005) và 6 tháng đầu năm 2007: doanh thu thuần của năm 2006 đạt 62 tỷ đồng, tăng 15,02% so với doanh thu thuần của năm 2005; lợi nhuận trước thuế đạt hơn 5 tỷ đồng, tăng 100,89%; mức tỷ suất lợi nhuận/doanh thu đạt 8,14%.

Doanh thu 6 tháng đầu năm 2007 đạt 65 tỷ đồng (tương đương tổng doanh thu cả năm 2006). Lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2007 đạt 4,4 tỷ đồng (bằng tổng lợi nhuận cả năm 2006).

Năm 2006 đạt 1,98 triệu đồng/người/tháng (năm 2005 đạt 1,71 triệu đồng). Dự kiến, năm 2007 đạt 2,25 triệu đồng/người/tháng. Năm 2006 cổ tức chia cho cổ đông đạt 1.440, tăng 6,67% so với năm 2005, mức tăng khá cao so với chung của ngành lắp máy Việt Nam (2005 đạt 1.350).

Dự kiến, doanh thu cả năm 2007 đạt 110 tỷ đồng (bằng 177% so với năm 2006, bằng 110% so với kế hoạch); thu nhập bình quân đạt gần 2,5 tỷ đồng.

Hiện công ty đang thực hiện hoặc đã ký kết các hợp đồng (gia công, lắp đặt thiết bị) cho các công trình lớn như: Nhà máy Thủy điện Nậm Đông 3, Nhà máy DAP Đình Vũ, Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí mở rộng, Nhà máy Hóa dầu Dung Quất, Nhà máy Xi măng Hoành Bồ, Nhà máy Điện - Đạm Cà Mau, Công ty TNHH Khí công nghiệp Việt Nam, Nhà máy Xi măng Hải Phòng mới, Công ty Xuất nhập khẩu Điện – Khí Thượng Hải, Nhà máy Thủy điện Thác Xăng, Lạng Sơn Tổng Lilama (3 hợp đồng) VPDA TCEC, Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng công trình vật liệu xây dựng, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển điện miền Bắc.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm thiết bị lọc bụi bên trong hiện rất lớn. Là doanh nghiệp duy nhất trong Tổng Lilama sản xuất kinh doanh, hơn nữa trong nước cũng chưa có nhiều doanh nghiệp chế tạo được thiết bị lọc bụi tĩnh điện, công ty có kế hoạch phát huy thế mạnh này như thế nào, thưa ông?

Công ty quyết định đầu tư 115 tỷ đồng thực hiện dự án nhà máy chế tạo thiết bị lọc bụi tĩnh điện tại xã Quốc Tuấn (An Lão, Hải Phòng), công suất 7.000 tấn thiết bị/năm. Dự án đã được Thành phố Hải Phòng cấp đất (5,7 ha) và Giấy phép ưu đãi đầu tư, hiện đang hoàn tất đền bù giải phóng mặt bằng, sẽ khởi công xây dựng trong năm 2007.

Nhằm phát huy lợi thế xuất khẩu loại sản phẩm này, trước mắt đảm bảo thực hiện 3 hợp đồng bán thiết bị cho Tập đoàn AL STOM K.K, Nhật Bản, trị giá 1,3 triệu USD đã được ký kết. Đồng thời công ty tham gia Công ty Cổ phần Quốc tế Lọc bụi (sản xuất đồng bộ thiết bị vỏ lọc bụi).

Trong các dự án đầu tư của công ty có dự án về thủy điện. Tại sao công ty lại đầu tư vào thủy điện, trong khi các nhà đầu tư cá nhân không “mặn mà” lắm với lĩnh vực này?

Trước hết, “quân” của Lilama 69-2 vốn có kinh nghiệm trong nghề lắp máy. Thứ đến, sau khi lắp đặt máy móc, nhà máy đi vào vận hành công ty không phải đào tạo nhân lực về sửa chữa và vận hành, vì lực lượng này sẽ được chọn lấy từ những người lắp máy.

Mặt khác, đầu tư vào điện không lo đầu ra, vì kế hoạch phát triển điện quốc gia đến năm 2020 còn rất lớn. Cho nên có thể nói “cứ đóng cầu giao là có tiền”.

Hơn nữa chúng tôi đã đàm phán hòa vào mạng điện 110 KV (mạng phân phối miền), không hòa điện vào mạng 35 KV. Thông thường đầu tư vào điện có suất đầu tư lớn và khoảng 11 năm mới thu hồi được vốn.

Trong khi đó chúng tôi có thể giảm được suất đầu tư, vì nhiều việc công ty có khả năng, thế mạnh “của nhà làm được” (chế tạo thiết bị và lắp đặt). Trên cơ sở đó chúng tôi tính toán chỉ khoảng 6 năm là thu hồi được vốn.

TBKTVN

Các tin tức khác

>   1.336 nhà đầu tư đăng ký tham gia đấu giá cổ phần VMDC (05/11/2007)

>   Gia hạn Giấy chứng nhận chào bán cổ phiếu cho CTCP In và Thương mại Thống Nhất (05/11/2007)

>   EVN phá bỏ trụ sở, xây Trung tâm Tài chính Thương mại: Sẽ gây lãng phí lớn? (05/11/2007)

>   IPO Vietcombank: lại chờ (05/11/2007)

>   Mua cổ phiếu “có bảo hiểm” (04/11/2007)

>   Công ty mía đường Bourbon Tây Ninh niêm yết cổ phiếu (03/11/2007)

>   Công văn của Thứ trưởng Bộ Tài chính gây thiệt hại cho ngân sách? (03/11/2007)

>   Thông tin đăng ký tham gia đấu giá cổ phần Công ty CP Thép Nhà Bè (03/11/2007)

>   Chấp thuận nguyên tắc cấp chứng nhận chào bán cổ phiếu ra công chúng (03/11/2007)

>   "MobiFone cần đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa!" (02/11/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật