Thứ Hai, 17/09/2007 11:41

Ý kiến nhà đầu tư": Suy nghĩ về "bluechips"

Tôi là NĐT, đó là người ta gọi tôi vậy chứ thực chất tôi chỉ là người mua bán CK ngắn hạn. Mục tiêu của tôi là kiếm lợi nhuận cao nhất trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể. Giữ CP vài tháng, có khi chỉ vài tuần không thấy có lời là tôi thấy sốt ruột. Tôi nghĩ rằng đa số NĐT cá nhân ở VN đều có suy nghĩ giống tôi.

Gần đây, tôi thấy thị trường có vẻ hồi phục và câu hỏi nên mua hay chưa và mua nhóm CP nào?

Với giả định môi trường vĩ mô, đặc biệt là các quyết sách của cơ quan quản lý không có thay đổi gì trong ngắn hạn khoảng 3 tháng. Về nguyên tắc, khi thị trường phục hồi và đi lên, phải mua những CP có tỉ trọng lớn của thị trường, có nhiều NĐT còn gọi là các CP "thượng hạng", vì đây là những CP quyết định thị trường lên hay xuống.

Về cơ bản tôi cũng thấy rằng để được gọi là "bluechip", những Cty có CP này phải có tình trạng sản xuất kinh doanh rất tốt và tăng trưởng liên tục về lợi nhuận cũng như quy mô. Và đó chính là lý do tại sao NĐTNN lại thích nắm giữ những CP này đến thế, khi mà đa số đã kín "room".

Nếu đứng về quan điểm đầu tư, tức mua và nắm giữ trong khoảng thời gian tính bằng năm, tôi sẽ mua những CP này vì ngoài tình trạng sản xuất kinh doanh tốt và có triển vọng trong tương lai, theo tôi giá của các CP này là rẻ.

Có nhiều những lý do và dấu hiệu để tôi đưa ra nhận xét đó.

Thứ nhất, dựa vào các phương pháp định giá phổ biến cho ra kết quả rất hợp lý để mua vào nếu so với thị giá hiện tại, có thể tôi ước lượng các thông số đầu vào sai? Thôi thì đi tìm cơ sở khác. Tôi thấy lạ là nhiều người hay kêu giá CP đó đắt khi đem PE ra làm dẫn chứng. Tôi tự hỏi không biết họ có hiểu bản chất của PE không, họ có biết sự tăng trưởng của các Cty đó còn lớn hơn PE của nó?

Do không tin vào khả năng định giá của mình, tôi đi tìm lý do thứ hai. Đây là dấu hiệu cho thấy các CP đó hấp dẫn khi các CP này được NĐTNN mua hết phần được mua và cứ bán ra lại có NĐTNN khác mua vào. Vụ nhầm "room" như với STB, đối tượng này đặt mua khủng khiếp quá. Mà khi phát hành riêng lẻ, một số CP này được NĐT chiến lược mua cao hơn thị giá hiện tại. Tôi chắc rằng những NĐT trên chắc chắn họ giỏi hơn mình về định giá một DN.

Lý do cuối cùng tôi cho là giá trị các DN này chưa được đánh giá đúng mức là chúng được định giá thời gian trước đây, khi mà định giá vẫn chưa theo thị trường. Bây giờ mà định giá lại, chắc tài sản của chúng tăng lên rất nhiều.

Chứng minh được nó rẻ rồi, nhưng vì mục tiêu của tôi là ngắn hạn và xét thấy những CP trên khó mà lên mạnh trong thời gian trước mắt, tôi xem mặt thứ hai của các vấn đề trên.

Tôi không đánh giá PE cao là đắt, nhưng đây là chỉ số mà đa số NĐT cá nhân và NĐT mới vào thị trường xét đến đầu tiên để xem có nên mua hay không. Nhiều NĐT ở VN coi trọng PE, nên tôi cũng phải xét đến nó. Thứ hai, thị giá các CP này cao, mặc dù giá cao không phải là đắt, nhưng NĐT mới và ít kinh nghiệm họ nghĩ vậy mình cũng phải coi trọng.

Tôi thấy rằng, do là những CP tốt nên chúng được chọn vào danh mục các nghiệp vụ cầm cố và nhận mua bán có kỳ hạn của các ngân hàng nhiều, vậy đến thời hạn đáp ứng hạn mức của Chỉ thị 03 (hạn chế mức cho vay cầm cố CK) chắc họ phải giải toả nó, vậy cung trong ngắn hạn chắc vẫn còn.

Vấn đề nữa là do đã kín "room", NĐTNN chỉ có thể thực hiện bán đối với những CP này, mà tôi quan sát thấy là NĐTNN cứ bán là NĐTTN bán theo làm cung tăng thì giá không giảm cũng khó lên. Hơn nữa, các "market makers" (tổ chức đầu tư lớn) hay dùng giao dịch những CP này để tác động tới thị trường.

Qua các phân tích trên, tôi thấy rằng đúng là nhiều khi "tốt cũng dở". Tôi đưa ra quyết định, do không đầu tư dài hạn thì không nên mua bán những CP đó. Có chọn bluechip thì chọn CP nào còn "room".

Tôi liên hệ thấy hình ảnh của các CP này giống như xăng ở VN, luôn thấp hơn thị trường nước khác, nên mới có chuyện buôn lậu xăng từ VN qua nước khác ở biên giới. Tuy nhiên, CP bluechip lại không thể buôn lậu được. Tôi ước rằng mình có thể trả lại giá trị thật cho những CP này. Giá như mà có thông tin mở "room", tôi sẽ chỉ mua CP thượng hạng.

Các tin tức khác

>   Chiêu cạnh tranh mới của các công ty chứng khoán (17/09/2007)

>   Nhà băng mở hầu bao? (17/09/2007)

>   Thị trường dao động như hiện nay là rất tốt (17/09/2007)

>   Câu chuyện về các bản báo cáo nội, ngoại (17/09/2007)

>   Nở rộ báo cáo về triển vọng TTCK (17/09/2007)

>   Cho vay chứng khoán:Giới ngân hàng nhìn lại Chỉ thị 03... (15/09/2007)

>   PPC sẽ mua lại 1 triệu cổ phiếu (15/09/2007)

>   Cổ phiếu dầu khí thứ hai lên sàn (14/09/2007)

>   Thông tin xử phạt Đại diện giao dịch (14/09/2007)

>   Chấp thuận nguyên tắc cấp Giấy phép cho CTCP Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (14/09/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật