Thứ Sáu, 20/07/2007 09:37

Quản lý thị trường sữa: “Khó” hay “né”?

Hầu như ngày nào cũng có nhân viên tiếp thị đến tiệm tạp hóa của nhà tôi. Ngoài việc chào bán các sản phẩm sữa có thương hiệu uy tín, họ còn giới thiệu thêm một vài loại sữa nhãn hiệu lạ, giá rẻ kèm theo nhiều ưu đãi hấp dẫn. Vì vậy tôi không lạ gì với những sản phẩm kém chất lượng này”. Một cán bộ làm trong ngành y tế đã khẳng định như vậy với báo chí.

Khi trách nhiệm được xem như “quả bóng”

Trao đổi với chúng tôi, bà Đào Mỹ Thanh, Trưởng Khoa Vệ sinh An toàn Thực phẩm Trung tâm Y tế Dự phòng TPHCM, cho rằng: Hiện không nắm rõ số cơ sở sản xuất sữa bột trên địa bàn TPHCM. Trước đây, một số quận - huyện có kiểm tra một số cơ sở nhưng chỉ kiểm tra liên quan đến thủ tục hành chính, điều kiện vệ sinh cơ sở, công bố chất lượng. Trả lời câu hỏi của chúng tôi liên quan đến trách nhiệm quản lý thị trường này, bà Thanh cho biết: Khi muốn lưu hành sản phẩm sữa trên thị trường, các đơn vị phải đăng ký công bố chất lượng sản phẩm tại Phòng Quản lý An toàn Vệ sinh Thực phẩm Sở Y tế TPHCM.

Song, ông Huỳnh Lê Thái Hòa, Trưởng Phòng Quản lý An toàn Vệ sinh Thực phẩm Sở Y tế TPHCM, lại cho rằng: Trên nguyên tắc, Trung tâm Y tế Dự phòng giống như công an khu vực, phải có trách nhiệm quản lý địa chỉ, số lượng các đơn vị sản xuất sữa bột trên địa bàn TPHCM. Chúng tôi chỉ quản lý về số lượng các đơn vị đã công bố chất lượng sản phẩm đăng ký qua phòng. Lực lượng quản lý thị trường sẽ có trách nhiệm kiểm tra những đơn vị gian lận thương mại, công bố một đằng nhưng thực hiện một nẻo. Còn theo quản lý thị trường TPHCM: Cũng chỉ kiểm tra liên quan đến hành chính, còn việc kiểm tra liên quan đến chất lượng sản phẩm phải do ngành y tế thực hiện.

Ngại móc “hầu bao”

Khi chúng tôi đặt câu hỏi “Tại sao cả một thời gian dài, các cơ quan chức năng chưa đẩy mạnh kiểm tra các cơ sở sản xuất sữa bột?” thì đều nhận được câu trả lời: Rất khó thực hiện vì nhiều hạn chế khách quan tồn tại trong cơ chế quản lý. Các cơ quan quản lý đều cho rằng chỉ khi nào nghi ngờ và nắm chắc là cơ sở đó có vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm, mới tiến hành lấy mẫu kiểm tra. Vì kiểm tra mà không phát hiện sai phạm coi như đơn vị lấy mẫu phải móc “hầu bao” ra trả chi phí lấy mẫu, mà kinh phí của Nhà nước cấp cho lĩnh vực này rất hạn hẹp?!

“Hạn chế về nhân sự” cũng được các cơ quan chức năng lý giải cho việc không thể kiểm soát nổi thị trường sữa bột. Chúng tôi đề cập đến vụ việc cách nay không lâu, ngành y tế “kêu” không đủ người khiến việc quản lý chất lượng nước tương bị thả nổi, UBND TP cho biết sẽ bổ sung thêm nhân sự cho ngành y tế thì liệu việc quản lý thị trường sữa bột nói riêng và thị trường thực phẩm nói chung có khả quan hơn không. Một cán bộ ngành y tế trả lời: Chưa thấy nên chưa biết là có được bổ sung nhân lực hay không. Tuy nhiên, bổ sung người mà bản thân mỗi người vẫn thiếu trách nhiệm thì việc quản lý yếu kém vẫn tồn tại?!

Ông Huỳnh Lê Thái Hòa cho rằng: Sẽ lưu tâm đến những thông tin đăng trên Báo Người Lao Động, nếu cần thiết phòng sẽ tổ chức chuyên đề để phối hợp với các cơ quan chức năng có biện pháp quản lý chất lượng của các nhãn hiệu sữa lạ, chất lượng thấp.

Không nên chỉ kiểm tra các đơn vị lớn

Thừa nhận những yếu kém đang tồn tại của các cơ quan chức năng trong việc buông lỏng quản lý ngành sữa đóng gói, một cán bộ Sở Y tế TPHCM (đề nghị không nêu tên) cho rằng: Mỗi đơn vị sản xuất sữa có thương hiệu có thể xem như một đại gia, họ không dại gì bán rẻ thương hiệu của mình để kiếm lời vài ba đồng bạc lẻ, nhất là sữa của các thương hiệu uy tín có giá bán cao khi nguyên liệu đầu vào đã được chọn lọc kỹ.

Trong khi đó, xuất phát từ nhu cầu của người tiêu dùng có thu nhập thấp nên các nhãn hiệu sữa lạ, chất lượng thấp vẫn tràn ngập trên thị trường. Quản lý những cơ sở nhỏ với quy mô sản xuất lôm côm khó gấp ngàn lần so với việc quản lý những đơn vị sản xuất lớn. Vì vậy các cơ quan chức năng nên dồn lực trong việc thanh kiểm tra những nhãn hiệu sữa lạ. Không hiểu vì lý do gì mà các cơ quan chức năng chỉ quan tâm đến chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm ở những đơn vị lớn rồi đưa ra kết luận một “bức tranh toàn cảnh” của thị trường sữa cả nước với những đánh giá về vệ sinh an toàn thực phẩm rất khả quan.

NLĐ

Các tin tức khác

>   Việt Nam gần “đội sổ” về cạnh tranh công nghệ thông tin (20/07/2007)

>   Mới có 5 doanh nghiệp sử dụng chứng nhận xuất xứ C/O mẫu D (20/07/2007)

>   Thành lập Hội hữu nghị Việt Nam-Venezuela (20/07/2007)

>   “Tận dụng” BTA: Chưa có chiến lược khôn ngoan (20/07/2007)

>   2.900 tỷ đồng xây dựng cảng quốc tế Vân Phong (20/07/2007)

>   Tổ chức Tuần lễ xúc tiến đầu tư thương mại lớn tại miền Trung (20/07/2007)

>   Cơ chế mới thúc đẩy quan hệ thương mại Việt - Anh (20/07/2007)

>   Thị trường ô tô: Giá tăng, xe thiếu, vì sao? (20/07/2007)

>   Thúc đẩy quan hệ kinh tế & thương mại Anh - Việt (20/07/2007)

>   Yêu cầu doanh nghiệp ngành thép cung cấp chi phí sản xuất thép (20/07/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật