Thứ Sáu, 20/07/2007 08:36

Mới có 5 doanh nghiệp sử dụng chứng nhận xuất xứ C/O mẫu D

Hiệp định về thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung để xây dựng Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (CEPT/AFTA-gọi tắt là mức thuế suất CEPT) dành cho các nước thành viên của ASEAN là ưu đãi đầu tiên Việt Nam được hưởng sau khi hội nhập khu vực. Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu hàng chục tỉ USD, mỗi năm các doanh nghiệp đang đánh mất hàng triệu USD tiền thuế ưu đãi do không nắm vững thông tin về thuế.

Phân tích lợi ích của việc sử dụng C/O mẫu D- loại C/O dùng cho hàng hóa muốn được hưởng ưu đãi thuế quan (có mức thuế từ 0%-5%) trong AFTA -Vụ Xuất nhập khẩu (Bộ Thương mại) cho biết: Mức thuế này thấp hơn rất nhiều so với mức thuế ưu đãi theo cơ chế tối huệ quốc (MFN). Chẳng hạn, mặt hàng váy lót từ sợi nhân tạo có thuế suất MFN là 50% nhưng thuế suất CEPT chỉ tính 5%, chênh lệnh tới 45%.

Việc áp dụng quy tắc mặt hàng cụ thể (PSR) trong thực hiện ưu đãi CEPT/AFTA cũng có rất nhiều lợi ích. Cụ thể, nếu Việt Nam nhập hạt lúa mì từ Ô-xtrây-li-a xay ra bột mì tại Việt Nam và xuất sang Thái Lan thì Thái Lan sẽ cho bột mì nhập từ Việt Nam được hưởng ưu đãi theo CEPT là 5% thay vì mức 20% như các biểu thuế khác. Tuy nhiên, theo báo cáo của các phòng quản lý xuất nhập khẩu trực thuộc Bộ Thương mại, các thương nhân chủ yếu mới chỉ biết đến quy tắc chung (RVC 40), ít người nắm được PSR. Trong khi đó, theo Bộ Thương mại, nếu sử dụng được PSR, các thương nhân sẽ có nhiều lợi thế kinh doanh hơn so với việc sử dụng quy tắc (RVC 40). Nhưng dù Việt Nam đã gia nhập ASEAN 10 năm, đến nay vẫn chỉ có 5% doanh nghiệp Việt Nam sử dụng chứng nhận xuất xứ (C/O) mẫu D.

Nguyên nhân chính của việc thờ ơ với các ưu đãi này là do các doanh nghiệp xuất khẩu thiếu cán bộ chuyên môn am hiểu pháp luật. Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, không phải doanh nghiệp nào cũng có điều kiện tuyển riêng cán bộ chuyên nghiên cứu pháp luật. Điều này khiến các thông tin ưu đãi về thuế chưa được cập nhật kịp thời. Do vậy, chuyên gia thương mại khuyến cáo các doanh nghiệp cần tích cực hơn đặt ra các vấn đề, cung cấp thông tin kịp thời và nếu có tranh chấp gì thì nên cùng Bộ Thương mại theo đuổi đến cùng vụ việc.

Vinanet

Các tin tức khác

>   Thành lập Hội hữu nghị Việt Nam-Venezuela (20/07/2007)

>   “Tận dụng” BTA: Chưa có chiến lược khôn ngoan (20/07/2007)

>   2.900 tỷ đồng xây dựng cảng quốc tế Vân Phong (20/07/2007)

>   Tổ chức Tuần lễ xúc tiến đầu tư thương mại lớn tại miền Trung (20/07/2007)

>   Cơ chế mới thúc đẩy quan hệ thương mại Việt - Anh (20/07/2007)

>   Thị trường ô tô: Giá tăng, xe thiếu, vì sao? (20/07/2007)

>   Thúc đẩy quan hệ kinh tế & thương mại Anh - Việt (20/07/2007)

>   Yêu cầu doanh nghiệp ngành thép cung cấp chi phí sản xuất thép (20/07/2007)

>   Giá nhiều loại sữa tiếp tục tăng mạnh (20/07/2007)

>   Cần khắc phục “gánh nặng nhũng nhiễu” (20/07/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật