Thứ Sáu, 20/07/2007 11:17

Không nên giãn tiến độ IPO

Dư luận đang có nhiều ý kiến cho rằng cần giãn tiến độ đấu giá phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) trong những tháng cuối năm nay của nhiều doanh nghiệp nhà nước (DNNN) quy mô lớn cổ phần hóa (CPH) nhằm tránh gây "bội thực" cho thị trường chứng khoán (TTCK). Tuy nhiên, thạc sĩ Đinh Thế Hiển - Giám đốc Viện Nghiên cứu tin học và kinh tế ứng dụng - lại có quan điểm khác về vấn đề này khi cho rằng cần thực hiện các đợt IPO như đã dự kiến.

Thưa ông, vì sao ông cho rằng cần tiếp tục thực hiện IPO?

Lộ trình IPO các DNNN quy mô lớn đã được nghiên cứu để thực hiện đúng tiến trình CPH. Tôi không cần nêu lại mục đích, ý nghĩa quan trọng của tiến trình này. Còn việc ngân sách có thu thêm tiền do giá đấu cổ phần (CP) cao hay không chỉ là mục tiêu thứ yếu. Thậm chí, giá đấu IPO quá cao như hồi đầu năm nay lại là mối nguy hiểm vì nó tách rời năng lực và khả năng phát triển của DN so với giá do các nhà đầu cơ mua - bán với nhau. Nếu vì bảo vệ VN-Index bằng cách hạn chế đưa hàng hóa ra thị trường là không hợp lý, sẽ làm chậm tiến trình CPH. Hơn nữa, nếu ai đó cho rằng Nhà nước bị thiệt hại vì giá đấu không cao như trường hợp Đạm Phú Mỹ, Bảo Việt lại càng thiếu logic. Khi huy động 3.000 tỉ đồng để xây dựng Nhà máy đạm Phú Mỹ, những chuyên gia lạc quan nhất cũng không thể dự đoán rằng chỉ vài năm đi vào hoạt động, với giá đấu bình quân 54.000 đồng/CP, nếu bán toàn bộ CP của Nhà nước sẽ thu được 20.520 tỉ đồng, đủ xây được 4 nhà máy tầm cỡ hơn thế nữa. Vậy tại sao lại nói IPO không thành công? Vì vậy, ý kiến đề xuất giãn tiến trình IPO của DNNN chỉ là cái nhìn cục bộ về giá CP của một vấn đề toàn cục đó là thị trường vốn. Đáng quan tâm hơn nữa đó là "tốc độ phát triển của nền kinh tế chuyển đổi", theo tôi đây chính là nền tảng thành công của nền kinh tế VN, là đòn bẩy tăng trưởng GDP, trong đó có TTCK.

Vẫn tiếp tục thực hiện IPO, tuy nhiên việc tính toán thời điểm thực hiện IPO như thế nào để có lợi cho ngân sách, ít ảnh hưởng đến thị trường vẫn là điều nên tính đến, ông có nghĩ như vậy?

Khi gây khan hiếm CP thông qua chậm tiến trình IPO, ngân sách có thể thu được thặng dư vốn, nhưng nó làm chậm tốc độ phát triển kinh tế, cơ cấu giá trị gia tăng trong doanh thu sẽ không được cải tiến... Trong khi đó, nếu thực hiện IPO theo kế hoạch để chương trình CPH và nền kinh tế chuyển đổi thực hiện đúng tiến độ sẽ giúp nền kinh tế phát triển và ngân sách có nguồn thu lớn, bền vững. Cần lưu ý, qua các đợt tổng kết đánh giá của Chính phủ cũng như của Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ thế giới, tiến trình CPH của chúng ta quá chậm cả về số lượng và thực chất. Theo chủ trương mới nhất, Chính phủ sẽ CPH các công ty mẹ của tập đoàn và các tổng công ty DNNN. Như thế, tiến trình IPO cần phải thực hiện theo kế hoạch mới đảm bảo được lộ trình CPH và chuyển đổi DNNN. Bên cạnh kế hoạch IPO, chúng ta cần xây dựng ngay kế hoạch tiếp tục chuyển dịch bớt những CP Nhà nước đang nắm giữ trong các DN đã IPO cho NĐT công chúng. Lâu nay, chúng ta muốn thu hút vốn đầu tư nước ngoài và bản thân các NĐT nước ngoài cũng muốn bơm vốn vào, nhưng hiện nay đã hết "room". Chính những đợt IPO tới đây sẽ tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài rất lớn.

Theo TN

Các tin tức khác

>   COSACO tăng vốn điều lệ - tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2007 và Nộp lại giấy chứng nhận cổ đông (20/07/2007)

>   Về việc kiến nghị của các cổ đông Legamex (19/07/2007)

>   HAIHACO chốt danh sách cổ đông và dừng các thủ tục đăng ký chuyển nhượng (19/07/2007)

>   Thông tin đăng ký tham gia đấu giá cổ phần Cty Cấp nước Bà rịa- Vũng tàu (19/07/2007)

>   2007: Thêm nhiều doanh nghiệp xây dựng sẽ cổ phần hoá (19/07/2007)

>   Có nên "ép" lộ trình? (19/07/2007)

>   Vinasun Corporation triệu tập Đại hội Cổ đông (19/07/2007)

>   Bán tiếp cổ phần Công ty XNK Vĩnh Long (19/07/2007)

>   Thất thoát tiền tỉ sau cổ phần hóa (19/07/2007)

>   “Hồng lên” nhờ cổ phần hóa (18/07/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật