Thứ Bảy, 21/07/2007 12:28

Đổi mới doanh nghiệp xây dựng lại vướng rào cản

Bộ chủ quản, doanh nghiệp nhà nước (DNNN) sẽ không tồn tại, thay vào đó là các Tổng công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con và các công ty cổ phần trực thuộc.

"Mẹ” ôm đồm, “con” thụ động

Tuy nhiên, mục tiêu của việc sắp xếp đổi mới DN trực thuộc Bộ Xây dựng đang vấp phải nhiều rào cản...

Tại Hội nghị chuyên đề về sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động DNNN đầu tuần cho thấy: Công tác sắp xếp, đổi mới DN có kết quả rõ rệt. 13 tổng công ty chuyển đổi sang tổ chức và hoạt động theo mô hình công ty mẹ -công ty con.

Việc phê duyệt giá trị doanh nghiệp, phương án CPH chuyển thành công ty CP, nhiều DN đã hoàn tất. Đơn cử 4 công ty mẹ (tổng công ty XD số 1, COMA, Sông Hồng, DIC) đều đang triển khai bước xác định giá trị DN, để 6 tháng cuối năm có thể phê duyệt giá trị DN, thực hiện CPH.

Về hình thức công tác sắp xếp đổi mới DN đã rất nhanh chóng, song sự thay đổi về chất cho phù hợp với hình thức còn nảy sinh nhiều vấn đề. Cụ thể: Mô hình công ty mẹ - công ty con khác biệt hẳn với mô hình tổng công ty ở chỗ chỉ tập trung vào việc quản lý công ty mẹ trong hoạt động kinh doanh và đầu tư vốn vào các công ty con, công ty liên kết thay vì cấp trên điều hành cấp dưới theo kiểu mệnh lệnh hành chính.

Thứ trưởng Đinh Tiến Dũng nhận định: Công ty mẹ đây đó vẫn hoạt động theo kiểu của cơ chế quản lý cũ, không phù hợp với quy chế mới như giao ban hàng tháng, tổng công ty triệu tập Chủ tịch HĐQT, TGĐ công ty con, công ty liên kết; Tổng công ty phê duyệt bằng văn bản việc bổ nhiệm các chức danh quản lý chủ chốt của công ty CP...

Để khắc phục tình trạng này, cần những thay đổi căn bản về nhận thức của các cán bộ lãnh đạo cả công ty mẹ và công ty con, sao cho “con” thì có thể chủ động, không dựa dẫm, ỷ lại vào “mẹ” như trước đây . Còn “mẹ” tránh áp đặt “con”. Chính vì vậy, một năm sau CPH, có tới 32 công ty lỗ và 29 công ty giảm lãi trong số 195 công ty trực thuộc ngành xây dựng.

“Ông chủ” còn yếu thế

Các công ty mẹ quản lý công ty con, công ty liên kết thông qua phần vốn đầu tư và cử người đại diện quản lý phần vốn của mình tại các DN này. Tuy nhiên số lượng, vai trò cũng như trách nhiệm của những “ông chủ vốn” này chưa rõ ràng.

“Cử 1 người của tổng công ty làm đại diện phần vốn nhà nước của công ty CP trong HĐQT, sau này khi các công ty con có vốn mạnh lên sẽ có đại diện chuyên trách, không để kiêm nhiệm” - như cách đề nghị của ông Nguyễn Thế Thành - Chủ tịch HĐQT Lilama.

Hay “Không nên duy trì việc kiêm nhiệm đại diện sở hữu vốn nhà nước tham gia HĐQT các công ty con vì có danh nhưng không có thực, chưa ngồi vào bàn trao đổi đã có sự ngăn cách vô hình cấp trên cấp dưới, khó bảo đảm chủ động cho các công ty con” như ông Nguyễn Đăng Cấn - Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Tư vấn xây dựng VN vẫn đang còn là vấn đề tranh cãi.

Trên thực tế, các tổng công ty mẹ cũng không có nhiều người có khả năng đại diện phần vốn tại các tổng công ty con và liên kết nên nhiều khi những ông chủ này hữu danh nhưng lại không có tiếng nói quyết định trong các công ty con.

Chính vì vậy, ông Ngô Minh Mẫn - Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ XD) kiến nghị: Nên chăng hãy tin tưởng chính những người lãnh đạo công ty CP làm đại diện phần vốn nhà nước tại các công ty CP thay vì  quan điểm cử người từ trên, bởi chính những người này trước khi công ty CP đã được bổ nhiệm GĐ, PGĐ có năng lực thực sự và sát với tình hình kinh doanh của công ty con.

Ngoài ra, số người được cử tham gia HĐQT công ty con là bao nhiêu cũng đang là một dấu hỏi. Khảo sát thực tế của Bộ XD cho thấy, số lượng người được cử là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của ông chủ vốn.

Cử 1 - 2 người nếu trúng cử vào HĐQT công ty CP thì cũng khó thực hiện được quyền chi phối khi biểu quyết tại HĐQT, cử 6 - 8 người thì việc phối hợp với nhau có thể không thông suốt. Đây cũng là những lực cản làm giảm năng lực cạnh tranh của DN trong các công ty con.

Lao Động

Các tin tức khác

>   Bán đấu giá CP Cty Xây dựng Giao thông Thủy lợi Kiên Giang (21/07/2007)

>   Khuôn khổ mới cho cổ phần hóa (21/07/2007)

>   Cổ phiếu ngân hàng "tan băng" (21/07/2007)

>   Khởi công xây dựng nhà máy bao bì nhựa (21/07/2007)

>   Doanh nghiệp lạc quan (20/07/2007)

>   24/7: TRC chính thức giao dịch với giá tham chiếu 150.000 đồng/CP (20/07/2007)

>   Bán tiếp cổ phần CTCP Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu Công nghiệp Sông Đà (20/07/2007)

>   Cổ phiếu IPO chưa hẳn mất giá (20/07/2007)

>   Thị trường OTC: Dài thêm khoảng lặng (20/07/2007)

>   31.7: VPC đấu giá 200.000 cổ phần (20/07/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật