Thứ Sáu, 20/07/2007 16:09

Cổ phiếu IPO chưa hẳn mất giá

Trong lúc thị trường chứng khoán niêm yết loay hoay quanh ngưỡng 980 – 1.030 điểm với sức mua khá yếu từ các nhà đầu tư trong nước, thì các nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) lại tiếp tục gây “sốc” cho giới đầu tư khi mua gom gần như toàn bộ lượng cổ phần bán đấu giá lần đầu (IPO) của Công ty Nhiệt điện Bà Rịa.

Kết quả đấu giá ngày 9-7 của công ty này đã gây bất ngờ cho nhiều nhà đầu tư khi các NĐTNN mua được đến 98,6%, tương đương 4.652.081 trong tổng số 4.803.881 cổ phần IPO. Với giá trúng thầu thấp nhất là 37.400 đồng, bình quân 39.425 đồng, những mức giá quá thành công cho NĐTNN và mang lại nhiều tiếc nuối cho nhà đầu tư trong nước.

Trước đây chưa đến 3 tuần, chính các NĐTNN đã mua 36,32% trên tổng số 4.659.315 cổ phần bán đấu giá lại của Công ty Thủy điện Thác Mơ với giá bình quân là 36.786 đồng. Đi xa hơn nữa, trong tháng 5, quỹ Dragon Capital đã nhẹ nhàng đặt một mức giá khá cao để mua 98% cổ phần IPO của Coteccons và sau đó các nhà đầu tư trong nước mới nháo nhào tìm mua cổ phiếu này hoặc những công ty liên kết của Coteccons vì mới bắt đầu nhận ra giá trị của công ty(!?).

Có thể nói các nhà đầu tư cá nhân trong nước hầu như chỉ lao theo mua cổ phiếu mang tính chất đầu cơ và đẩy giá lên cao để sau đó tự gánh chịu hậu quả, phải bỏ cọc hoặc thua lỗ. Những đợt IPO gây ầm ỉ như Bảo hiểm Dầu khí (PVI), Dây và Cáp điện Việt Nam (Cadivi), Thủy điện Thác Mơ, Bảo Việt… đều để lại nhiều “thương vong” cho không ít nhà đầu tư cá nhân bởi sự thiếu thông tin và tranh mua quá “mù quáng”. Sau những thất bại đó, nhiều nhà đầu tư tỏ ra e ngại tham gia đấu giá và thờ ơ với các công ty mới chào bán cổ phần và đó tiếp tục là sai lầm mới.

Các chuyên gia đầu tư đều khẳng định, tất nhiên không hẳn công ty nào bán cổ phần cũng đều là công ty tốt nhưng các nhà đầu tư cứ đánh đồng và mua theo phong trào, rồi bỏ cũng theo phong trào thì gần như chỉ cầm chắc lấy lỗ. Nếu các nhà đầu tư chịu tìm kiếm thông tin một cách cẩn thận hoặc thông qua các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp thì cơ hội sẽ lớn hơn và không phải đặt những mức giá mà “cả các tổ chức cũng không dám đặt mua”.

Hiện các công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư trong nước đang ngày một vững mạnh và chuyên nghiệp hơn, đủ khả năng tư vấn cho nhà đầu tư bỏ giá hợp lý nhưng dường như nhà đầu tư vẫn phớt lờ và thích đi “ngõ sau” để hỏi dò thông tin không chính thức. Được chuẩn bị chu đáo thì nhà đầu tư sẽ thấy rằng cổ phiếu chào bán qua đấu giá chưa hẳn đã mất giá và bị bỏ quên.

Ngoài ngành dầu khí, bảo hiểm, xây dựng có nhiều doanh nghiệp đã cổ phần hóa, thì các ngành như điện, viễn thông, ngân hàng vẫn còn rất nhiều “hàng tốt” chưa ra. Tuy nhiên, để đầu tư hiệu quả nhà đầu tư cá nhân nên cần đến sự tư vấn chuyên nghiệp của tổ chức để hỗ trợ và cần nhớ giá đấu thành công là giá trúng ở mức giá hợp lý chứ không phải giá mua bằng mọi giá.

SGGP

Các tin tức khác

>   Thị trường OTC: Dài thêm khoảng lặng (20/07/2007)

>   31.7: VPC đấu giá 200.000 cổ phần (20/07/2007)

>   Bộ Công nghiệp được quyết định thành lập Ban Chỉ đạo cổ phần hóa Vinatex (20/07/2007)

>   Không nên giãn tiến độ IPO (20/07/2007)

>   COSACO tăng vốn điều lệ - tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2007 và Nộp lại giấy chứng nhận cổ đông (20/07/2007)

>   Về việc kiến nghị của các cổ đông Legamex (19/07/2007)

>   HAIHACO chốt danh sách cổ đông và dừng các thủ tục đăng ký chuyển nhượng (19/07/2007)

>   Thông tin đăng ký tham gia đấu giá cổ phần Cty Cấp nước Bà rịa- Vũng tàu (19/07/2007)

>   2007: Thêm nhiều doanh nghiệp xây dựng sẽ cổ phần hoá (19/07/2007)

>   Có nên "ép" lộ trình? (19/07/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật