Thứ Hai, 23/07/2007 18:03

Doanh nghiệp thời hội nhập: Liên minh để cạnh tranh

Theo bà Phạm Chi Lan, nguyên Phó Chủ tịch Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI), 95% DN ở Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ, số DN cực nhỏ và khu vực phi chính thức rất lớn, vì thế khi tham gia vào "sân chơi" WTO, vấn đề được đặt ra là các DN trong nước cần phải làm gì để có thể cạnh tranh "sòng phẳng" với các thế lực kinh tế mạnh từ bên ngoài với nhiều lợi thế hơn hẳn về vốn, công nghệ, trình độ quản lý... Câu trả lời là DN phải tự củng cố lực lượng và liên minh là một biện pháp hữu hiệu.

"Phần bánh" ngày càng nhỏ

Cho đến thời điểm này, nhiều tập đoàn, công ty lớn trên thế giới đã đặt được nền móng cho việc thâm nhập vào thị trường VN đầy tiềm năng, trong đó "béo bở" nhất là thị trường bán lẻ và ngân hàng. Theo lộ trình cam kết gia nhập WTO, năm 2009 sẽ là thời điểm bắt đầu cho cuộc thay đổi lớn đối với thị trường bán lẻ tại Việt Nam, các tập đoàn, nhà đầu tư quốc tế thay vì phải xin phép hoặc liên doanh như trước sẽ thành lập công ty bán lẻ 100% vốn nước ngoài. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc các DN trong nước phải đối mặt trực tiếp với các tập đoàn đa quốc gia mạnh về tài chính, nguồn lực, cung cách quản lý hiện đại và tiềm lực vượt trội về thị trường như: Metro, Big C, Parkson.Và sắp tới sẽ là Lotte Shopping, Tesco, Lion, Zen Plaza, Diamond Plaza, Dairy Farm... và đặc biệt là nhà phân phối và bán lẻ khổng lồ Wal-Mart.

Trước bối cảnh ấy, một số DN phân phối bán lẻ trong nước đã nỗ lực mở rộng mạng lưới và củng cố tiềm lực nhằm tránh nguy cơ bị thua trên sân nhà trước các đại gia nước ngoài. Tuy nhiên khi so sánh với các tập đoàn bán lẻ tầm cỡ trên thế giới đang chuẩn bị bước vào VN như: Walmart,Lotte... và cả với các DN nước ngoài đã bước đầu đặt nền móng ở nước ta như: Big C, Metro.. thì DN trong nước khó lòng tồn tại được nếu không có một chiến lược hợp lý. Cạnh tranh trên thị trường nội địa sẽ ngày càng gay gắt, "chiếc bánh" ngonnhưng sẽ ngày càng bị chia nhỏ vì có quá nhiều người cùng tham gia chia phần. Vậy DN trong nước sẽ phải làm gì để giành lại thị phần của mình?

Liên minh là lối thoát

Trước tình cảnh này, mới đây bốn "đại gia" bán lẻ hàng đầu VN là Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro), Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (Satra), Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Tp.Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) và Công ty CP Tập đoàn Phú Thái (Phu Thai Group) đã ngồi lại với nhau và cho ra đời một mô hình liên minh phân phối hàng hóa: Công ty CP Đầu tư và Phát triển Hệ thống Phân phối VN (VDA) với hy vọng tập hợp được sức mạnh của các công ty lớn trong lĩnh vực phân phối và bán lẻ và tạo nền tảng cho việc tổ chức lại hệ thống phân phối và bán lẻ nội địa. VDA hội tụ được những thế mạnh của 4 bên liên doanh: Hapro với hệ thống Hapro Mart bao gồm 25 siêu thị và cửa hàng tiện ích rất mạnh tại Hà Nội, Satra với quy mô lớn và hệ thống phân phối rộng rãi cả nước, còn Saigon Co.op được coi là nhà bán lẻ hàng đầu tại VN và Phu Thai Group có thế mạnh của nhà phân phối bán lẻ hàng đầu với trên 100 siêu thị, 5.000 đại lý bán buôn, 50.000 cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc....

Tuy nhiên, hoạt động của VDA không theo hướng là công ty con của các công ty sáng lập mà sẽ trở thành một tập đoàn kinh doanh trong lĩnh vực logistic và phân phối hàng đầu của VN. VDA sẽ tập trung vào việc xây dựng và phát triển chuỗi các Trung tâm Thương mại, các đại siêu thị với các thương hiệu và đẳng cấp khác nhau, hình thành hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại để tạo điều kiện cho việc tổ chức lại hệ thống bán buôn, phân phối và bán lẻ.

Ông Phạm Đình Đoàn - TGĐ Tập đoàn Phú Thái, một trong bốn nhà đầu tư cho biết, vốn điều lệ ban đầu của VDA là 600 tỷ đồng, vốn đầu tư là 1.500 tỷ đồng. Dự kiến từ tháng 11/2008 đến năm 2010, VDA sẽ tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng và tăng vốn đầu tư lên 6.000 tỷ đồng. Một liên minh trong lĩnh vực khác là Công ty CP Sài Gòn Kim hoàn ACB - SJC do Ngân hàng Á châu (ACB) liên kết với Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) cũng đã được thành lập mới đây. Theo các chuyên gia kinh tế, việc liên kết giữa các DN trên là một xu hướng khách quan không thể cưỡng lại trên con đường hội nhập với quốc tế giúp các DN liên kết tăng cường sức mạnh, tạo khả năng cạnh tranh và hợp tác, với mục tiêu chính yếu là chuẩn bị đón tiếp các "vị khách" quốc tế.

Tuy nhiên, liên minh sẽ không thể bền chặt nếu thiếu đi "chất keo" kết dính là tiếng nói chung giữa các DN thành viên. Trước đây, một số liên minh giữa các công ty máy tính cũng đã được thành lập nhưng hoạt động không thực sự hiệu quả và đã tan rã hoặc hoạt động cầm chừng như liên minh G6 (của 6 công ty máy tính Hà Nội: Trần Anh, Mai Hoàng, Phúc Anh, Vĩnh Trinh, Máy tính Hà Nội, Ben), liên minh máy tính Thánh Gióng (giữa FPT và CMS)... Đây cũng là một bài học đáng lưu ý đối với các DN hiện nay khi bắt tay liên minh với nhau

Hanoinet

Các tin tức khác

>   Tập đoàn Dệt May Việt Nam: 6 tháng đầu năm lợi nhuận ước đạt 219,5 tỷ đồng (23/07/2007)

>   Thép từ chối cung cấp giá chi tiết kinh doanh (23/07/2007)

>   Kết thúc Techmart Hanoi 2007: 48 hợp đồng, biên bản ghi nhớ được ký kết với giá trị 700 tỷ đồng (23/07/2007)

>   Vietnam Airlines khuyến mãi giảm 50% giá vé (23/07/2007)

>   Trung Nguyên bị truy thu 3 tỷ đồng tiền thuế (23/07/2007)

>   Thị trường vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố tăng giá (23/07/2007)

>   Cảng Sài Gòn: Hàng nhập khẩu tăng hơn 15% (23/07/2007)

>   Nước mắm Phú Quốc đi Mỹ (23/07/2007)

>   Đổi "đời" hàng lậu ở cửa khẩu Mộc Bài (23/07/2007)

>   Hàng điện máy giảm giá, có giảm chất lượng? (23/07/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật