Thứ Hai, 23/07/2007 18:03

Thép từ chối cung cấp giá chi tiết kinh doanh

"Vì Hiệp hội thép (VSA) không có chức năng quản lý sản xuất kinh doanh các đơn vị, nên biểu mẫu báo cáo chi tiết theo yêu cầu của Cục Quản lý giá, VSA không thực hiện được". Đó là trả lời trong công văn hôm 20/7 của Hiệp hội thép Việt Nam gửi Cục Quản lý giá thuộc Bộ Tài chính, từ chối yêu cầu doanh nghiệp thành viên báo cáo chi tiết về các loại giá kinh doanh như đề nghị của Cục.

Trước đó, ngày 12/7, Cục Quản lý giá gửi văn bản yêu cầu ngành thép cung cấp chi tiết các số liệu kinh doanh liên quan đến giá cả để làm cơ sở điều chỉnh chính sách bình ổn thị trường. Hai tháng qua, giá thép tăng liên tục ở mức cao khiến các nhà điều hành kinh tế vĩ mô nhà nước lo lắng.

Trả lời Cục Quản lý giá, Hiệp hội thép cho rằng, giá bán trên thị trường là do doanh nghiệp tự định đoạt. VSA không có quyền can thiệp. Song hiệp hội có tổ chức một Ban kiểm soát theo dõi sát số lượng và giá nhập khẩu nguyên liệu cũng như thép thành phẩm. "Giá bán thép ở thị trường trong nước hiện nay tăng là có lý do xác thực", văn bản của VSA khẳng định.

Theo VSA, giá thép trong nước tăng xấp xỉ 2 triệu đồng/tấn so với cuối năm ngoái là do phôi nhập khẩu tăng cộng với biến động chi phí điện, xăng dầu, than, vận tải...

Nhiều công ty còn mua phôi cao hơn giá bình quân vì không đủ vốn lưu động mua dự trữ khi giá thấp mà chỉ mua từng lô nhỏ. Đơn cử như thống kê của hải quan, giá phôi nhập bình quân của tháng 6 là 513 USD/tấn, nhưng thực tế Tổng Công ty thép Việt Nam mua giá 527, Thép Vinakyoei mua cao hơn 1 USD, trong khi thép Việt Hàn phải trả 534 USD/tấn...

VSA có 21 công ty sản xuất thép thành viên, chiếm 80% tổng sản lượng thép xây dựng cả nước. Hiện cung vượt cầu, công suất lắp đặt trên 6 triệu tấn nhưng tiêu thụ năm 2007 chỉ khoảng 4 triệu tấn. Các công ty thép miền Bắc hầu hết chỉ vận hành 50-60% công suất.

Do đó, theo VSA, cung vượt cầu quá xa dẫn đến cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty để giành giật thị phần, không thể có chuyện độc quyền tăng giá bất hợp lý.

Ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Quản lý giá giải thích, cơ quan này lo ngại nhiều doanh nghiệp "ăn theo" giá phôi thép tăng để chi phối thị trường. Do đó, Cục muốn nắm rõ các loại giá chi phí liên quan của doanh nghiệp để có biện pháp quản lý và điều chỉnh thích hợp.

"Nếu có sự lợi dụng thị trường để tăng giá thép, doanh nghiệp sẽ phải bị xử lý nghiêm", ông Thỏa khẳng định.

VNE

Các tin tức khác

>   Kết thúc Techmart Hanoi 2007: 48 hợp đồng, biên bản ghi nhớ được ký kết với giá trị 700 tỷ đồng (23/07/2007)

>   Vietnam Airlines khuyến mãi giảm 50% giá vé (23/07/2007)

>   Trung Nguyên bị truy thu 3 tỷ đồng tiền thuế (23/07/2007)

>   Thị trường vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố tăng giá (23/07/2007)

>   Cảng Sài Gòn: Hàng nhập khẩu tăng hơn 15% (23/07/2007)

>   Nước mắm Phú Quốc đi Mỹ (23/07/2007)

>   Đổi "đời" hàng lậu ở cửa khẩu Mộc Bài (23/07/2007)

>   Hàng điện máy giảm giá, có giảm chất lượng? (23/07/2007)

>   Ra mắt mạng các sàn giao dịch bất động sản VN (23/07/2007)

>   Việt Nam hoàn thành chỉ tiêu về xuất khẩu gạo (23/07/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật