Thứ Tư, 04/07/2007 21:27

Đầu tư của Công ty niêm yết: Nguy cơ bong bóng?

Theo thống kê riêng, trong số 107 Cty đang niêm yết trên TTGDCK TP.HCM thì chỉ có 5 Cty không đầu tư tài chính là CYC, MCP, SAF, VGP và VPK.

Còn lại 102 Cty đang niêm yết khác, giá trị của khoản đầu tư tài chính được ghi sổ dao động từ vài chục triệu tới vài tỉ đồng, thậm chỉ cả nghìn tỉ đồng.

Sức hút lợi nhuận

Đối với nhiều Cty, nguồn tiền được sử dụng để đầu tư tài chính ngắn hạn như mua CP hay trái phiếu đang niêm yết là từ nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi. Nhờ vậy DN có thể đảm bảo được khả năng sinh lời của nguồn vốn, không bị ứ đọng vốn.

Khá nhiều Cty rất thành công trong hoạt động đầu tư tài chính và nguồn tiền thu được từ hoạt động này đóng góp đáng kể vào lợi nhuận. Những Cty này thậm chí đã phát triển thêm một lĩnh vực kinh doanh mới là đầu tư tài chính.

Chẳng hạn với REE Corp, đầu tư tài chính trở thành một lĩnh vực then chốt cùng với đầu tư bất động sản. Tính đến ngày 31-3-2007, giá trị sổ sách của các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của REE là 1.312 tỉ đồng, trong đó đầu tư vào CK ngắn hạn là 503 tỉ, dự phòng giảm giá CK 5 tỉ và tiền gửi có kỳ hạn là 814 tỉ.

Giá trị sổ sách của các khoản đầu tư tài chính dài hạn là 408 tỉ đồng. Năm 2006, lợi nhuận từ hoạt động đầu tư tài chính của REE Corp. đạt khoảng 150 tỉ đồng bằng tổng lợi nhuận trước thuế của cả tập đoàn. Trong quý I-2007, lợi nhuận từ hoạt động đầu tư tài chính của REE cũng đạt 125 tỉ đồng.

Có ba cách thức mà các Cty hay sử dụng để đầu tư tài chính: Xây dựng một phòng, ban chuyên trách phụ trách về việc đầu tư tài chính; liên kết với một Cty khác để đầu tư tài chính và thành lập một Cty con, Cty liên kết để chuyên đầu tư tài chính.

Cách thức thứ nhất và thứ hai thích hợp cho các Cty nhỏ và vừa bởi vì nguồn vốn của các Cty này không lớn, thêm vào đó là các Cty này không có được những lợi thế và các chuyên gia tài chính - những người am hiểu lĩnh vực tài chính để có thể hỗ trợ cho hoạt động đầu tư của mình. Còn cách thức thứ ba là cách thức khá phổ biến hiện nay mà các Cty lớn, các tập đoàn đang áp dụng.

Bong bóng đầu tư lẫn nhau?

Hiện nay, có nhiều Cty tăng vốn điều lệ, huy động vốn từ các cổ đông, một phần nguồn vốn thu được để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, phần còn lại đem đi đầu tư tài chính. Ngoài ra, cũng có những Cty từng vay vốn NH, chủ yếu là vay ngắn hạn để đi đầu tư tài chính trong khi vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình đang thiếu trầm trọng.

Việc đầu tư lẫn nhau có thể tạo nên một sợi dây liên kết tác động đến giá CP của mỗi Cty. Chẳng hạn như việc đầu tư lẫn nhau của REE Corp và Sacombank. Cả 2 Cty này đều cùng đầu tư tài chính lẫn nhau trong đó, REE nắm giữ khoảng 11 triệu STB.

Vì vậy, khi giá CP Sacombank bắt đầu tăng mạnh từ hơn 60.000 đồng/CP lên tới 100.000 đồng/CP và tiếp tục tăng tới 160.000 đồng/CP khiến cho giá trị khoản mục đầu tư tài chính vào Sacombank của REE tăng trưởng tương ứng. Điều này cũng góp phần làm tăng giá CP của REE.

Tuy nhiên, cũng có trường hợp DN "mải" đầu tư tài chính mà hoạt động sản xuất kinh doanh chính ít được chú trọng, nguồn vốn sử dụng kém hiệu quả. Mặt khác rủi ro phi hệ thống từ một Cty, một ngành có thể tác động đến các Cty khác đầu tư vào Cty đó hoặc các Cty thuộc các ngành khác đầu tư vào ngành đó. Giá trị CP của các Cty này có thể sụt giảm nhanh chóng do đã đầu tư kém hiệu quả. Rủi ro phi hệ thống có thể trở thành rủi ro hệ thống tác động tới các Cty thuộc các ngành và lĩnh vực khác nhau.

Với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế trên 8%/năm cùng với sự chuyên nghiệp của các tổ chức đầu tư, các nhà đầu tư và những nguồn hàng mới có chất lượng cao sắp được IPO trong thời gian tới thì vẫn lôi kéo được nhiều Cty tham gia vào công việc mua bán CP.

Tuy nhiên, khi cổ đông chọn lựa đầu tư vào  một Cty nào họ xét Cty đó trên ngành nghề đang hoạt động. Nếu ban lãnh đạo các Cty có dấu hiệu quá chú trọng vào việc mua bán CK, liệu có khiến cho cổ đông của họ băn khoăn, và liệu đây có phải là biểu hiện của tính phong trào?

TTO

Các tin tức khác

>   Nguy cơ bong bóng? (04/07/2007)

>   Bảng cân đối kế toán Quý IV/2006 của DXP (04/07/2007)

>   Cổ phiếu ngành điện có hấp dẫn? (04/07/2007)

>   COM báo cáo tài chính Quý IV/2006 (04/07/2007)

>   CYC Báo cáo tài chính Quý IV/2006 (04/07/2007)

>   Tin vắn DN đăng ký giao dịch tại TTGDCK Hà Nội ngày 4/7 (04/07/2007)

>   Tin vắn DN niêm yết tại TTGDCK TP.HCM ngày 4/7 (04/07/2007)

>   Báo cáo tài chính Quý IV/2006 của LGC (04/07/2007)

>   Sẽ thành lập Ban giám sát thị trường chứng khoán (04/07/2007)

>   Áp lực lớn đối với nhà đầu tư (04/07/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật