Thứ Tư, 04/07/2007 16:09

Cổ phiếu ngành điện có hấp dẫn?

Trong 3 tháng qua, nhiều công ty niêm yết và chưa niêm yết (REE, ITACO, Thủy điện Miền Trung, Thủy điện Miền Nam, HAGL, Mai Linh...) công bố đầu tư vào các dự án sản xuất điện.

Tuy nhiên, những dự án thủy điện và nhiệt điện đều không dễ mang lại lợi nhuận, nên có thể coi đầu tư vào ngành điện là khoản đầu tư cho tương lai lâu dài.

Suốt 3 tháng qua, giá giao dịch cổ phiếu của Công ty Cổ phần Thủy điện Miền Trung và Thủy điện Miền Nam trên thị trường OTC gần như dẫm chân ở mức giá 22-25.000 đồng/cổ phiếu. Giá giao dịch 2 cổ phiếu ngành điện trên sàn Tp.HCM cũng ở mức thấp hơn nhiều cổ phiếu của những ngành khác. Cổ phiếu Điện lực Khánh Hòa hiện đang ở mức 39.000 đồng/cổ phiếu và Nhiệt điện Phả Lại 64.000 đồng/cổ phiếu.

Từ đầu năm đến nay, gần 50% các doanh nghiệp điện phải tiến hành đấu giá lần 2 do nhà đầu tư trong nước bỏ tiền cọc, không mua cổ phiếu đã trúng đấu giá do bỏ giá rất cao.

Gần đây nhất, ngày 29/6, Công ty Thủy điện Thác Mơ đã tổ chức bán đấu giá 4.659.315 cổ phiếu với kết quả phản ánh tương đối thực về giá trị và tương lai của doanh nghiệp: Giá đấu thành công cao nhất 62.000 đồng/cổ phiếu, thấp nhất 33.400 đồng/cổ phiếu, bình quân 36.786 đồng/cổ phiếu. Tổng số lượng cổ phiếu bán được là 4.659.315 cổ phiếu, trong đó, số cổ phiếu trúng giá của nhà đầu tư nước ngoài là 1.692.392 cổ phiếu, chiếm 37%.

Điều này cho thấy, nhà đầu tư nước ngoài đánh giá đầu tư vào ngành điện là khoản đầu tư dài hạn và tương đối an toàn vì trong tương lai, Việt Nam sẽ tiếp tục đối mặt với tình trạng thiếu điện.

Theo Công ty nhiệt điện Bà Rịa, dự kiến năm 2010 đạt sản lượng từ khoảng 88 đến 93 tỷ KWh và năm 2020 đạt sản lượng từ 201 đến 250 tỷ KWh. Bắt đầu từ năm 2006, EVN sẽ tăng sản lượng điện mua của các nhà máy điện ngoài ngành lên 13 tỷ KWh, trong đó, mua của Hiệp Phước, Formosa, Amata, Đạm Phú Mỹ và nguồn diesel hơn 12,8 tỷ KWh, còn lại là mua của Trung Quốc. EVN không những mua điện của các công ty trong ngành mà còn mua điện của các doanh nghiệp ngoài ngành.

Theo Viện Năng lượng, nhu cầu tiêu thụ điện năm 2005 là 53 tỷ KWh và sẽ tăng 15-16%/năm đến 2010, đạt 93 tỷ KWh năm 2010.

Tuy nhiên, các dự án điện cũng có không ít những rủi ro tiềm ẩn, không dễ “ăn” như một số nhà đầu tư lầm tưởng. Đối với các nhà máy nhiệt điện, khi sản lượng khí và than cung cấp bị suy giảm sản xuất điện sẽ gặp nhiều khó khăn vì phải bổ sung bằng nhiên liệu dầu DO làm cho giá thành tăng cao, khó cạnh tranh khi tham gia thị trường điện. Hơn nữa, chi phí đầu tư sửa chữa, bảo dưỡng hàng năm của nhà máy nhiệt điện khá lớn, do đó ảnh hưởng đến sản lượng điện phát ra và giá thành.

Đối với các dự án thủy điện, rủi ro về điều kiện thiên nhiên là nhân tố rủi ro lớn nhất ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các dự án thủy điện. Trong quá trình vận hành, máy móc thiết bị của nhà máy điện có thể bị hỏng dẫn đến việc sản xuất bị gián đoạn làm cho sản lượng điện và doanh thu giảm sút.

Ngoài ra, dự án thủy điện thường có thời gian đầu tư kéo dài nhiều năm, vốn đầu tư rất lớn nên khoản nợ phải trả ngân hàng (gốc và lãi) cũng lớn nhất so với các ngành khác. Chẳng hạn dự án Thủy điện A Lưới (Thừa Thiên - Huế), công suất 170 MW có vốn đầu tư 3.234 tỷ đồng, thời gian xây dựng 6 năm, dự án Thủy điện Sông Boung 2, công suất 100 MW, vốn đầu tư 2.200 tỷ đồng, xây dựng 6 năm và Sông Boung 4 (Quảng Nam), công suất 156 MW, vốn đầu tư 4.092 tỷ đồng, xây dựng trong 5 năm.

Đặc thù của ngành kinh doanh điện là giá mua và bán điện phụ thuộc vào sự điều chỉnh giá của Nhà nước (điều chỉnh rất khó khăn và chậm chạp do giá điện ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu hộ gia đình). Biến động về giá bán điện sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty điện. Hiện, EVN mua điện của Nhiệt điện Bà Rịa với mức giá 404,46 đồng/KWh trong giai đoạn 2007-2010.

Đây là mức giá bán tương đối cạnh tranh khi thị trường phát điện cạnh tranh được thiết lập. Tuy nhiên, về nguyên tắc, bất cứ nhà máy điện nào, nhỏ hay lớn, trước khi xây dựng đều phải có sự thỏa thuận với EVN về mức giá bán điện, hiện nay, mức giá phải dưới 4,5 cents (xu Mỹ)/KWh mới có cơ hội được EVN “phê duyệt”.

Trong khi đó, giá thành sản xuất điện không ngừng tăng lên do chi phí đầu vào tăng và sẽ tăng với tốc độ cao hơn nhiều lần mức độ tăng giá bán điện độc quyền và phải đến năm 2022, các nhà đầu tư xây dựng nhà máy điện mới có thể bán điện trực tiếp cho hộ tiêu dùng.

VNE 

Các tin tức khác

>   COM báo cáo tài chính Quý IV/2006 (04/07/2007)

>   CYC Báo cáo tài chính Quý IV/2006 (04/07/2007)

>   Tin vắn DN đăng ký giao dịch tại TTGDCK Hà Nội ngày 4/7 (04/07/2007)

>   Tin vắn DN niêm yết tại TTGDCK TP.HCM ngày 4/7 (04/07/2007)

>   Báo cáo tài chính Quý IV/2006 của LGC (04/07/2007)

>   Sẽ thành lập Ban giám sát thị trường chứng khoán (04/07/2007)

>   Áp lực lớn đối với nhà đầu tư (04/07/2007)

>   Cảnh báo của HSBC có đúng? (04/07/2007)

>   BT6 Ký kết hợp đồng cung cấp cọc ống cho Posco - Hàn Quốc (04/07/2007)

>   HBC Công bố thông tin trúng thầu (04/07/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật