Thứ Sáu, 06/07/2007 11:24

Công ty chứng khoán: Nhiều "chiêu" hút nhà đầu tư

Thời điểm thị trường có xu hướng giảm giá, nhiều nhà đầu tư không còn hướng thú với sàn chứng khoán thì cũng là lúc các công ty chứng khoán phải ra sức tung "chiêu" hút khách.

Tăng khuyến mãi

Vào khoảng giữa năm 2006 TTCK liên tục phát triển và tăng nóng, trong khi tại thời điểm này, trên thị trường chỉ có gần 15 CTCK. Tuy nhiên, trong số 15 CTCK này chỉ có 4 hoặc 5 đơn vị đáp ứng được yêu cầu về dịch vụ cho NĐT. Số Cty còn lại vẫn còn yếu kém trong khâu dịch vụ tư vấn khách hàng.

Sang đầu năm 2007, thị trường CP tiếp tục phát triển mạnh đã thu hút nhiều NĐT quan tâm. Nhìn thấy được cơ hội này, các NH, tổ chức kinh tế và kể cả DN đã bước vào cuộc đua thành lập CTCK. Số lượng CTCK từ đó tăng lên gấp 3, thậm chí đến 4 lần chỉ sau hơn nửa năm.

Nhưng với sự ra đời hàng loạt của các CTCK trên vẫn không đáp ứng được nhu cầu của NĐT, vì lượng tài khoản mở mới tiếp tục tăng nhanh. Trước tình hình quá tải này, một số CTCK đã đưa ra những điều kiện khắt khe như: Hạn chế mở tài khoản hoặc yêu cầu điều kiện ký quỹ trước 100 triệu đồng... và buộc NĐT phải áp dụng.

Đến thời điểm này khi số lượng CTCK được thành lập mới ngày một tăng nhanh, trong khi lượng tài khoản mở mới của NĐT lại có xu hướng giảm. Tính đến nay có 55 CTCK đang hoạt động và hơn 50 bộ hồ sơ đã được gửi lên UBCKNN.

Sự ra đời nhanh chóng của các CTCK đã làm cho Hiệp hội Kinh doanh CKVN tỏ ra lo ngại và đã có kiến nghị với UBCKNN về việc ngừng cấp phép thành lập mới CTCK. Trước đây, khi thị trường đang trên đà phát triển và thị phần còn rộng lớn các CTCK đã không chú trọng nhiều đến chất lượng dịch vụ.

Tuy nhiên, hiện nay khi số lượng CTCK tăng nhanh, nhưng thị trường có xu hướng giảm giá, nhiều NĐT không còn hướng thú với sàn CK khiến các CTCK phải ra sức tung "chiêu" hút khách hàng.

Hàng loạt CTCK ra đã thông báo giảm phí giao dịch. CTCK NH Habubank kể từ ngày 1.7 đến 30.8 đưa ra mức phí ưu đãi cho các NĐT giao dịch vào ngày thứ 6 trong tuần là 0,15% trên tổng giá trị giao dịch.

CTCK Rồng Việt (DVSC) đưa ra chương trình "tháng đồng hành cùng NĐT". Kể từ 9.7, DVSC sẽ áp dụng mức phí ưu đãi 0,2% trên tổng giao dịch trong ngày cho NĐT suốt thời gian diễn ra chương trình, kèm nhiều quà tặng khác...

Tìm cách tiếp cận NĐT

Song song với việc khuyến mãi, giảm phí giao dịch hiện nhiều CTCK còn tổ chức các khóa huấn luyện về kỹ năng cơ bản và kể cả chuyên sâu trong lĩnh vực CK cho NĐT miễn phí. Mới đây, CTCK NH Sacombank - SBS đã tổ chức một cuộc tọa đàm về kỹ năng phân tích CK cơ bản cho các NĐT mở tài khoản tại SBS.

Theo ông Nguyễn Hồ Nam - TGĐ SBS, chiến lược phát triển của SBS trong thời gian tới là nhắm đến các NĐT nhỏ, lẻ vốn ít thay vì chỉ có những NĐT vốn lớn. Có thể nói, tại thị trường TPHCM, SBS là một trong những CTCK đã chiếm được thị phần lớn.

Tuy nhiên, theo ông Nam, trong bối cảnh thị trường đang có sự điều chỉnh và nhiều NĐT chán nản vì thua lỗ nên phần nào SBS đã mất dần khách hàng đến giao dịch. Do vậy, để thu hút khách hàng tham gia, đồng thời đảm bảo nguồn thu cho Cty SBS phải cải tạo chất lượng dịch vụ theo hướng chiều sâu để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Tương tự, DVSC cũng có những chương trình đào tạo CK cơ bản miễn phí hỗ trợ kiến thức và kinh nghiệm cho các NĐT.

So với các CTCK đã có thâm niên hoạt động, hiện để thu hút được NĐT những CTCK ra đời sau lại càng khó khăn hơn. Chính vì vậy, các Cty sinh sau đẻ muộn này buộc phải tìm ra những phương án tốt nhất phục vụ NĐT, đồng thời mở văn phòng tại những địa điểm chưa có một CTCK nào đặt chân đến.

Chẳng hạn như CTCK Âu Lạc mới đi vào hoạt động từ đầu năm 2006, nhưng đến nay lượng tài khoản NĐT mở tại Cty đã tăng lên con số 3.000. Ông Lê Minh Đức - cán bộ phòng Marketing CTCK Âu Lạc cho biết, chiến lược của Âu Lạc là nhắm đến các khách hàng cấp cao. Chính vì vậy, Cty đã mở văn phòng tại Phú Mỹ Hưng, quận 7 (TPHCM) - nơi có nhiều đại gia đang sinh sống và làm việc.

Theo ông Đức, trong thời gian gần đây lượng tài khoản của NĐT mở mới tuy có sụt giảm nên cũng như bao CTCK khác, Âu Lạc đã có những chiến lược giữ chân khách hàng. Chẳng hạn như việc giao dịch trực tuyến, NĐT có thể ở tại nhà, nơi làm việc những vẫn có thể đặt lệnh mua - bán CK...

Có thể nói sự cạnh tranh bắt đầu xuất hiện giữa các CTCK đã đem lại nhiều lợi ích cho NĐT. Tuy nhiên, nếu không cân nhắc kỹ và cạnh tranh thiếu lành mạnh các CTCK sẽ khó tồn tại khi thị trường ngày càng có nhiều Cty mới hoạt động trong lĩnh vực trên.

Lao Động

Các tin tức khác

>   VN - Index dẫn dắt thị trường? (06/07/2007)

>   "Có thể xem xét đến quy chế tổ chức hoạt động của các CTCK” (06/07/2007)

>   Có hay không cơn sốt chứng khoán vào cuối năm? (06/07/2007)

>   Quĩ hạ tầng VN niêm yết tại London (06/07/2007)

>   Mở CTCK sẽ không còn hốt bạc? (05/07/2007)

>   SJ1 không được chấp thuận chào bán 120.000 cổ phiếu (05/07/2007)

>   Thông tin chấp thuận nguyên tắc niêm yết cổ phiếu cho Công ty CP Cao su Tây Ninh (05/07/2007)

>   MCV Giải trình biến động giá cổ phiếu (05/07/2007)

>   LBM: Nghị quyết Hội đồng Quản trị (05/07/2007)

>   SJD Thông báo thay đổi nhân sự Ban Giám đốc (05/07/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật