Thứ Ba, 03/07/2007 07:50

6 tháng cuối năm 2007: Triển khai nhiều giải pháp kiềm chế tốc độ tăng giá

Từ nay đến cuối năm 2007, thị trường trong nước và thế giới còn tiềm ẩn những yếu tố tăng giá – đó là nhận định chung của các nhà quản lý và nghiên cứu, trước tình trạng giá cả hàng hóa đang ngày một leo thang. Giải pháp nào để bình ổn thị trường là vấn đề “nóng” được đặt ra đối với các cơ quan quản lý nhà nước, trong thời điểm kết thúc quý 2 năm nay. PV SGGP đã ghi nhận ý kiến của lãnh đạo Bộ Thương mại và Tài chính xung quanh vấn đề này.

Bộ trưởng Bộ Thương mại TRƯƠNG ĐÌNH TUYỂN: Siết chặt lại hạn mức tín dụng

Giá hàng hóa đang tăng rất mạnh, rõ ràng phải hết sức lưu ý đến nguy cơ lạm phát. Trong 6 tháng đầu năm, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng 5,2%. Chúng ta muốn giữ tốc độ tăng giá thấp hơn tốc độ tăng trưởng GDP, tức là chỉ số giá cả năm không vượt quá 8% nếu năm nay GDP tăng 8,5%. Nhưng với tốc độ tăng giá như hiện nay, dự báo chỉ số giá tăng 6% là không thực tế. Đối với quốc gia mà chất lượng tăng trưởng còn có vấn đề như nước ta thì độ chênh giữa tốc độ tăng giá và GDP khó mà đạt 2% - 3%, mà chỉ đạt 1% – 1,5% là tốt. Như vậy, từ giờ đến cuối năm, chỉ số giá chỉ tăng 2,8% nữa thôi.

Về lý thuyết thì có thể đạt được nếu mỗi tháng chỉ số giá chỉ tăng 0,45%. Nhưng để đạt mức tăng này chúng ta cần thực hiện một số giải pháp quan trọng, không chỉ trên tổng cung, tổng cầu hàng hóa mà còn xem xét đến chính sách tiền tệ, cụ thể là hạn mức tín du.ng. Nếu hạn mức tín dụng của chúng ta lớn quá thì sẽ kích thích nhu cầu tiêu thụ, gây ra hiệu ứng tăng giá; cho nên phải khống chế: khi giá tăng lên thì phải siết chặt lại hạn mức tín dụng để đảm bảo tính tổng thể.

Trước đó, Tổ điều hành thị trường trong nước cũng đưa ra phân tích cho thấy, trong 6 tháng cuối năm, thị trường vẫn tiềm ẩn các yếu tố kéo giá cả tăng cao. Trong đó, nhu cầu nguyên, nhiên vật liệu cao để đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế và giới hạn của nguồn cung nên giá cả nguyên, nhiên vật liệu vẫn còn đứng ở mức cao. Tình hình đó sẽ tác động trực tiếp là tăng giá trong nước đối với những vật tư hàng hóa đầu vào của nền kinh tế mà nước ta phải nhập khẩu khối lượng lớn như: xăng dầu, các sản phẩm gốc dầu, phôi thép và những hàng hóa xuất khẩu chủ lực của ta như gạo, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, cao su, thủy sản…

Ở trong nước, sức cạnh tranh của nền kinh tế vẫn ở mức thấp, kết cấu hạ tầng yếu kém, tình trạng độc quyền, cạnh tranh không lành mạnh, các hiện tượng đầu cơ, tăng giá, gian lận thương mại chưa kiểm soát một cách có hiệu quả. Bên cạnh đó, sẽ vẫn còn những tác động dây chuyền tiếp theo của việc điều chỉnh tăng giá 6 tháng đầu năm và những tháng cuối năm 2007 đối với nhiều mặt hàng điện, than, xăng dầu…

Ông NGUYỄN TIẾN THỎA, Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính): CPI vẫn có thể tăng thấp hơn GDP

Đặc trưng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 6 tháng đầu năm là giá cả của hầu hết các nhóm hàng đều có tốc độ tăng cao hơn so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, các nhóm hàng có chỉ số tăng cao nhất là hàng ăn và dịch vụ ăn uống 6,8%; nhà ở và vật liệu xây dựng 8,24%. Các nhóm hàng này chiếm quyền số lớn trong tổng quyền số tính chỉ số giá tiêu dùng vì thế đã kéo chỉ số chung tăng theo.

Có 3 nhóm nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến giá thị trường. Cụ thể, đó là nhu cầu về hàng hóa dịch vụ tăng (giá xuất – nhập khẩu tăng mạnh về giá, nhu cầu sử dụng hàng hóa, dịch vụ trong dịp tết vừa qua lớn...); dòng vốn đầu tư nước ngoài vào nhiều làm tăng cung ngoại tệ gây sức ép về tăng giá VND; Nhà nước chủ động lộ trình giá thị trường đối với một số vật tư đầu vào (như: điện, than, xi măng...).

Để kiềm chế giá cả tăng cao, các bộ, ngành sẽ phải phối hợp chặt chẽ như trong việc tăng cường chống gian lận thương mại, chấp hành việc niêm yết, theo dõi chặt tác động của việc tăng dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi VND và tiền gửi bằng ngoại tệ, đẩy mạnh kiểm soát mức tăng tổng phương diện thanh toán... Nếu tổ chức triển khai đồng bộ các giải pháp đã đề ra thì CPI có thể tăng thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Ông NGÔ TRÍ LONG, Viện Nghiên cứu khoa học thị trường giá cả (Bộ Tài chính): Từ nay đến cuối năm còn tiềm ẩn nhiều yếu tố tăng giá

Theo quy luật mọi năm, các tháng 5 và 6, CPI rất ổn định, tuy nhiên năm nay tình hình hoàn toàn ngược la.i. Ngay đến Tổ điều hành thị trường trong nước cũng chỉ dự báo giá cả tháng 6 sẽ tăng khoảng 0,3% - 0,4% song trên thực tế con số này lên đến 0,85%.

Để đạt chỉ tiêu mà Quốc hội đề ra (CPI thấp hơn tăng trưởng – dự kiến 8,5%) thì CPI chỉ được phép tăng dưới 3%. Đây là vấn đề rất khó bởi những tháng cuối năm thị trường còn tiềm ẩn nhiều yếu tố tăng giá như: dịch cúm gia cầm, thiên tai, lũ lụt,...

GDP phải đạt trên 9% trong 6 tháng cuối năm

Hôm qua, 2-7, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo một số giải pháp chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội cuối năm 2007. Theo đánh giá của Chính phủ, khả năng thực hiện GDP cả năm là 8,5% nhưng đòi hỏi phải nỗ lực cao trên các mặt và 6 tháng còn lại phải đạt trên 9%. Đặc biệt, tình hình lạm phát 5,2% là cao so với hai năm vừa qua trong khi vòng quay VND quay nhanh hơn USD nên áp lực tăng giá rất lớn.

Thủ tướng lưu ý, Hội đồng Tiền tệ quốc gia và Tổ điều hành thị trường trong nước phải theo dõi chặt diễn biến thị trường và giá cả hàng hóa, đảm bảo cung – cầu để bình ổn giá; bên cạnh đó, phải kiểm soát chống đầu cơ, buôn lậu, hàng giả và gian lận thương ma.i. Đồng thời, các cơ quan chức năng cũng phải tính thời điểm thích hợp để xây dựng lộ trình tăng giá dầu. Vấn đề kiểm soát thị trường chứng khoán, chống đầu cơ chứng khoán cũng được Thủ tướng đặt ra trong quá trình điều hành phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng cuối năm 2007.

SGGP

Các tin tức khác

>   Áp lực tăng giá, thị trường biến động (03/07/2007)

>   Dumex sắp tăng giá 20 mặt hàng sữa (03/07/2007)

>   Hàn Quốc có ý định xây dựng “Tháp thương mại Hàn Quốc” tại TPHCM (03/07/2007)

>   Nhập siêu tăng cao (03/07/2007)

>   Tháng 7: Giá cả sẽ tiếp tục tăng cao (02/07/2007)

>   ASEAN kêu gọi mở rộng quan hệ hợp tác nội khối (02/07/2007)

>   Lam Sơn JOC phát hiện dầu tại cấu tạo Đông Đô (02/07/2007)

>   Nhập siêu 6 tháng đã cao hơn mức dự kiến cả năm (02/07/2007)

>   TKV hợp tác thăm dò, khai thác kim loại tại Campuchia (02/07/2007)

>   VN sẽ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Hàn Quốc (02/07/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật