Thứ Ba, 03/07/2007 07:47

Áp lực tăng giá, thị trường biến động

6 tháng đầu năm 2007, thị trường hàng hóa trên cả nước biến động mạnh, một vài mặt hàng giảm giá nhanh và rất nhiều sản phẩm đột ngột tăng giá liên tục.

Nhìn tổng thể, đây là khoảng thời gian giá hàng hóa tăng trên diện rộng và liên tục, tạo áp lực mới đối với nền kinh tế và từng doanh nghiệp; làm tăng thêm nỗi lo đối với người tiêu dùng, nhất là người có thu nhập nhất định ở nông thôn lẫn thành thị, ảnh hưởng trực tiếp và hàng ngày đối với chi tiêu sinh hoạt của người nội trợ. Áp lực giá tăng đã không còn theo chu kỳ, có cái được tính toán để điều chỉnh, nhiều cái lại bất ngờ đột ngột… Người tiêu dùng cảm thấy hụt hẫng trước biển giá mênh mông của thị trường.

Chỉ số giá tiêu dùng tăng, sức mua thực tế giảm: So với kỳ gốc năm 2005, 6 tháng đầu năm 2006 và tháng 12-2006, tỷ lệ tăng lần lượt là 13,8%, 7,8% và 5,2%. So với cuối năm 2006, giá tăng nhanh đối với nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng (+ 8,24%), ăn uống và dịch vụ ăn uống (+ 6,8%) trong đó thực phẩm tăng 7,32%, lương thực (+ 5,56%), bất động sản cũng đột ngột tăng khoảng 50% trong vài tháng qua. Với tốc độ tăng giá này, dự báo chỉ vài tháng tới, khu vực dân cư gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng tất phải tính lại bởi lãi suất này sẽ gần như vô nghĩa.

Có nhiều yếu tố khách quan của thị trường tác động làm tăng giá sản phẩm và dịch vụ, nổi rõ nhất là những tác động từ bên ngoài. Khi chi phí đầu vào của toàn bộ nền kinh tế thường xuyên bị ảnh hưởng trực tiếp bởi biến động tăng giá trên thị trường thế giới. 3 mặt hàng nhạy cảm, vốn được nhà nước bao cấp hoàn toàn trước đây, là xăng dầu, điện, than nay cũng phải qua mấy lần điều chỉnh tăng giá, tác động dây chuyền đến toàn xã hội. Chỉ cần vài quốc gia có thị trường tiêu thụ lớn tăng nhập khẩu nguyên liệu sữa hoặc hạn chế xuất khẩu dầu thực vật… đã tức khắc tác động ngay đến thị trường trong nước. T

hu hút đầu tư nước ngoài tăng nhanh, các nguồn cung trực tiếp hoặc gián tiếp ngoại tệ dồi dào; nhu cầu vốn tín dụng đầu tư trong nước tăng lên tạo thêm sức ép tăng giá đối với đồng nội tệ; có lúc gây nên sự chao đảo nhất thời như trong lĩnh vực bất động sản, cổ phiếu… Thị trường trong nước cũng đã đột ngột mất cung cầu về thực phẩm, nguồn cung gia cầm bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch cúm tái phát; mất cung cầu về du lịch giải trí… khi có nhiều ngày nghỉ và lễ hội trong cả nước. Vài mặt hàng xuất khẩu chủ lực có lúc bị chông chênh, vì bị rào cản mới từ một số thị trường nhập khẩu, vì bị khách hàng gây khó và cũng bởi cung cách làm ăn chỉ thấy cái lợi cục bộ nhất thời.

Một vài phân tích và dự báo đưa ra khả năng có tính an toàn vì chỉ số tăng giá tiêu dùng trong năm nay khoảng 7% - 7,1% so với mức tăng trưởng GDP 8,5%, thậm chí là 9% của một tổ chức tài chính quốc tế. Vấn đề ở đây là từ những dự báo, phải có hàng loạt giải pháp điều hành vĩ mô nền kinh tế để giành thế chủ động chuyển bộ trong thời buổi hội nhập nền kinh tế thế giới, bảo đảm tăng trưởng bền vững, bảo đảm sức mua thực tế của người tiêu dùng trong nước. Đó là điều có thể nói là còn thiếu hoặc chưa đầy đủ, chưa theo kịp, có lúc còn bị động khi tiếp nhận và xử lý những nguồn lực mới, những tình huống mới không chỉ từ bên ngoài, mà ngay cả những lĩnh vực vốn được xem là thế mạnh của nền kinh tế trong nước.

SGGP

Các tin tức khác

>   Dumex sắp tăng giá 20 mặt hàng sữa (03/07/2007)

>   Hàn Quốc có ý định xây dựng “Tháp thương mại Hàn Quốc” tại TPHCM (03/07/2007)

>   Nhập siêu tăng cao (03/07/2007)

>   Tháng 7: Giá cả sẽ tiếp tục tăng cao (02/07/2007)

>   ASEAN kêu gọi mở rộng quan hệ hợp tác nội khối (02/07/2007)

>   Lam Sơn JOC phát hiện dầu tại cấu tạo Đông Đô (02/07/2007)

>   Nhập siêu 6 tháng đã cao hơn mức dự kiến cả năm (02/07/2007)

>   TKV hợp tác thăm dò, khai thác kim loại tại Campuchia (02/07/2007)

>   VN sẽ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Hàn Quốc (02/07/2007)

>   Sẽ thành lập tập đoàn sản xuất cá ngừ (02/07/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật