Thứ Năm, 21/06/2007 08:10

TTCK Việt Nam “hút” các nhà đầu tư Nhật

Số lượng tài khoản (TK) của các nhà đầu tư (NĐT) Nhật mở tại các công ty chứng khoán (CTCK) ngày càng gia tăng, ở một số CTCK, TK của các NĐT Nhật chiếm đến 70 - 80% trong tổng số TK của NĐT nước ngoài. Ông Vũ Tất Minh Uy - Giám đốc Công ty cổ phần hệ thống Gô Ất, quản lý website http://viet-kabu.com (chuyên cung cấp những thông tin về TTCK Việt Nam bằng tiếng Nhật), cho biết:

Sau TTCK Trung Quốc, TTCK Việt Nam là mối quan tâm thứ hai của các NĐT Nhật, đặc biệt là các NĐT cá nhân.  Mỗi ngày, có khoảng 50.000 NĐT Nhật truy cập website của chúng tôi để theo dõi, tìm kiếm thông tin đầu tư vào TTCK Việt Nam. Riêng số lượng NĐT Nhật mà chúng tôi giới thiệu mở TK tại các CTCK Việt Nam hiện nay khoảng 1.300 TK,  chủ yếu là những NĐT cá nhân. Các NĐT đến tìm hiểu TTCK Việt Nam và kết hợp với du lịch. Tôi nghĩ trong tương lai, sẽ có những NĐT Nhật lớn hơn xuất hiện trên thị trường này.

* Việc đầu tư vào TTCK Việt Nam của các NĐT Nhật có những khó khăn, thuận lợi gì?

- Với TTCK Trung Quốc, các NĐT có thể ở Nhật và đặt lệnh giao dịch  chứng khoán Trung Quốc thông qua các CTCK. Việt Nam chưa cho phép NĐT Nhật thực hiện những giao dịch như vậy. Nếu NĐT Nhật được phép thực hiện giao dịch từ xa như vậy, tôi nghĩ số lượng NĐT Nhật tham gia vào TTCK Việt Nam nhiều hơn. Ngoài ra, việc công bố thông tin trên TTCK Việt Nam hiện nay còn nhiều hạn chế.

Các NĐT Nhật rất quan tâm nhưng lại chưa hiểu và thiếu thông tin về thị trường này. Chính vì vậy mà chúng tôi phải thu thập thông tin bằng tiếng Việt, sau đó dịch sang tiếng Nhật để cung cấp cho các NĐT Nhật. Các nhân viên công ty chúng tôi đang cố gắng thu thập thông tin tối đa để thuyết phục các NĐT Nhật tham gia vào TTCK Việt Nam.

Để có nguồn thông tin dồi dào, chúng tôi đã hợp tác với một số CTCK trong nước như CTCK Hoàng Gia, CTCK Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. Chúng tôi hy vọng trong tương lai, việc công bố thông tin sẽ nhanh và nhiều hơn.

* TTCK Việt Nam đang diễn biến phức tạp, các NĐT Nhật nhận định thế nào về thị trường này?

- TTCK Việt Nam khó dự đoán nhưng các NĐT Nhật đánh giá thị trường hiện nay chưa vào giai đoạn bão hòa. TTCK trong tương lai sẽ tăng theo sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Chính vì vậy mà các NĐT Nhật hiện nay vẫn mong muốn tìm kiếm cơ hội đầu tư. Một số loại chứng khoán mà các NĐT Nhật quan tâm thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng, tài chính, xây dựng.

* Cám ơn ông.

Toàn thị trường hiện có khoảng 6.000 TK của NĐT nước ngoài. Ông Nguyễn Hồng Nam - Phó tổng giám đốc CTCK Sài Gòn (SSI) cho biết, có hơn 1.700 TK trong tổng số 2.500 TK của NĐT nước ngoài tại công ty là của NĐT Nhật. Trung bình mỗi ngày công ty mở từ 20 - 30 TK cho các NĐT Nhật. Số vốn các NĐT Nhật trong TK thấp nhất 10.000 - 20.000 USD, cao nhất từ 4 - 5 triệu USD. Giá trị giao dịch của các NĐT Nhật tại công ty mỗi ngày khoảng 5 tỉ đồng. Hầu hết những NĐT Nhật đều có lãi, trong đó có NĐT lãi gấp 2 - 3 lần số vốn đầu tư. Các NĐT Nhật rất quan tâm đến TTCK VN nhưng họ thiếu thông tin về thị trường này. Để thu hút giới đầu tư chứng khoán Nhật, ông Nam cho biết, công ty tăng cường đưa thông tin trên website của công ty, liên kết với một số công ty khác đưa thông tin đến NĐT Nhật.

SGGP

Các tin tức khác

>   Tiếp cận “cửa ngõ” châu Á (21/06/2007)

>   PPC Công bố giá mua lại cổ phiếu lẻ trong đợt phát hành cổ phiếu thưởng (21/06/2007)

>   STB: Giao dịch cổ phiếu của tổ chức có liên quan với thành viên HĐQT (21/06/2007)

>   SHC Giải trình tăng giá cổ phiếu (21/06/2007)

>   LGC: Giao dịch cổ phiếu của cổ đông nội bộ (21/06/2007)

>   COM: Kết quả kinh doanh 5 tháng đầu năm 2007 (21/06/2007)

>   SSC: Kết quả giao dịch cổ phiếu của cổ đông nội bộ (21/06/2007)

>   FPC Giải trình việc tăng giá cổ phiếu 5 phiên liên tiếp (21/06/2007)

>   BF1 Thông báo thay đổi giá trị tài sản ròng trong kỳ (21/06/2007)

>   VF1 Thông báo thay đổi giá trị tài sản ròng trong kỳ (21/06/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật