Thứ Tư, 13/06/2007 10:42

Sẽ hạn chế chuyển nhượng cổ phần phổ thông của ngân hàng mới

Ngân hàng Nhà nước đã chính thức ban hành Quy chế cấp phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại cổ phần.

Quy chế này được ban hành kèm theo Quyết định số 24/2007/QĐ-NHNN, ngày 7/6/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Như vậy, với quy chế này, nhiều khả năng một số ngân hàng mới trong số 23 bộ hồ sơ xin phép đang nằm trên bàn Ngân hàng Nhà nước sẽ ra đời trong thời gian tới. Bởi theo một quan chức Ngân hàng Nhà nước, có quy chế, nếu hồ sơ đảm bảo đầy đủ các yêu cầu thì trong khoảng 6 tháng sẽ được thành lập.

Tuy nhiên, việc thành lập ngân hàng cổ phần mới không đơn giản khi quy chế mới ban hành đưa ra nhiều quy định khá chi tiết và chặt chẽ về các điều kiện liên quan, trong đó nổi bật là những yêu cầu về vốn, thành phần sáng lập, nhân lực, yêu cầu công nghệ và tính khả thi trong hoạt động.

Liên quan đến nguồn vốn, ngân hàng mới phải đảm bảo mức vốn pháp định theo Chính phủ quy định từng thời kỳ; trước mắt là 1.000 tỷ đồng và đến năm 2008 là 3.000 tỷ đồng. Đặc biệt nguồn vốn này không phải là nguồn vay dưới bất kỳ hình thức nào.

Một ngân hàng mới phải có tối thiểu 100 cổ đông tham gia góp vốn; có tối thiểu 3 cổ đông sáng lập là tổ chức và phải là doanh nghiệp (không phải là ngân hàng) có vốn chủ sở hữu tối thiểu 500 tỷ đồng. Quy định mức vốn tối thiểu này là một rào cản lớn đối với các kế hoạch lập ngân hàng của địa phương, vì hầu hết các doanh nghiệp ở địa phương chưa đáp ứng được mức vốn đó (ngoại trừ những tỉnh thành trọng điểm như Hà Nội, Tp.HCM, Bình Dương, Đồng Nai…).

Một điểm mà nhiều nhà đầu tư cần chú ý là cổ phần phổ thông của ngân hàng mới không được chuyển nhượng trong 3 năm kể từ thời điểm thành lập. Đây là một rủi ro lớn đối với các hoạt động mua – bán quyền mua cổ phiếu ngân hàng chưa thành lập trên thị trường tự do (OTC) trong thời gian qua.

Ngoài ra, quy chế còn đưa ra những quy định chi tiết, mới liên quan đến các thành viên, thành phần trong hội đồng quản trị, điều kiện về đảm bảo an toàn, phòng ngừa rủi ro… theo hướng chặt chẽ và minh bạch hơn.

Những điểm mới và đáng chú ý, cũng như những định hướng cấp phép liên quan đến quy chế này sẽ được VnEconomy đề cập trong các bản tin tới với ý kiến, bình luận của một số chuyên gia, người trong cuộc.

TBKTVN

Các tin tức khác

>   16 nhà đầu tư lớn tham gia Eximbank (13/06/2007)

>   Thông tin đăng ký tham gia đấu giá cổ phần Cty Cơ khí và Khai thác Cát Đá Sỏi (12/06/2007)

>   Incombank trình danh sách 3 nhà thầu tư vấn cổ phần hoá (12/06/2007)

>   Thị trường OTC: Thời điểm để mua vào (12/06/2007)

>   Nutifood chuẩn bị “lên sàn” (12/06/2007)

>   Tránh lúng túng khi cổ phần hóa doanh nghiệp (12/06/2007)

>   Chấp thuận nguyên tắc chào bán cổ phiếu ra công chúng của CTCP Nhựa Tân Hoá (12/06/2007)

>   Lo ngại quanh mô hình công ty cổ phần mua bán điện (12/06/2007)

>   Điện Quang đấu giá 8 triệu cổ phần (11/06/2007)

>   Kết quả bước đầu CPH 4 ngân hàng thương mại Nhà nước (11/06/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật