Thứ Năm, 28/06/2007 09:40

Lên sàn ... kiểu Trung Quốc

Để có thể niêm yết cổ phiếu ở các thị trường chứng khoán nước ngoài, các công ty Trung Quốc chiêu dụ các doanh nghiệp Mỹ đã lên sàn  mua lại công ty của họ.

Các đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) rầm rộ tại New York và Hồng Kông của các ngân hàng và công ty bảo hiểm Trung Quốc đã gây sự chú ý lớn trong thời gian qua như IPO của Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICB) đã huy động được con số kỷ lục 22 tỷ USD trong năm 2006. Nhưng trong những năm gần đây, một tầng lớp khác doanh nghiệp Trung Quốc đã tiếp cận các thị trường vốn thế giới một cách âm thầm lặng lẽ.

Các doanh nghiệp không đủ tài lực để phát hành IPO đang nhận thấy rằng họ có thể lên sàn ở các thị trường chứng khoán (TTCK) nước ngoài bằng con đường sáp nhập nghịch (reverse merger/ takeover), gọi nôm na là “niêm yết cửa sau”. Nghĩa là, một công ty Trung Quốc được mua lại bởi một công ty Mỹ chẳng có gì được xem là đáng giá ngoại trừ một thứ: công ty đó đang có cổ phiếu được giao dịch trên thị trường chứng khoán Mỹ. Sau khi ký hợp đồng sáp nhập nghịch, hội đồng quản trị người Mỹ sẽ từ chức, hội đồng người Trung Quốc sẽ lên thay, thay đổi tên công ty và phát hành chứng khoán mới cho các quỹ phòng hộ và các nhà đầu tư mới khác, huy động hàng triệu USD vốn mới. Đơn cử, Sinovac Biotech Ltd. (SVA), một nhà sản xuất vác-xin có tiếng tại Bắc Kinh đã tiến hành sáp nhập nghịch vào năm 2003 và sau đó huy động được 12 triệu USD.

Đối với ngày càng nhiều công ty Trung Quốc, sáp nhập nghịch nhanh hơn và ít rắc rối hơn tiến hành IPO. Đôi khi quá trình sáp nhập chỉ mất vài tháng, theo giám đốc điều hành Peter D. Zhou thuộc American Union Securities Inc. có trụ sở đặt tại New York- công ty đã môi giới cho 10 vụ sáp nhập như vậy kể từ năm 2005 và hiện đang tiến hành cho 9 hoạt động sáp nhập khác. Ông cho biết, có khoảng 150 công ty Trung Quốc đã đi theo con đường sáp nhập nghịch kể từ năm 2005.

Tuy nhiên, đa phần giới tài chính chẳng mấy hào hứng trước xu thế thịnh hành của các cuộc sáp nhập kiểu này. Một điều mà rất ít giới lãnh đạo doanh nghiệp Trung Quốc nghĩ đến là các công ty Mỹ thường né tránh kiểu “ốc mượn hồn” như vậy khi họ giao dịch trên thị trường chứng khoán phi tập trung OTC (Over-the-counter). Ông Neil A. Torpey, một đối tác của hãng luật Paul, Hastings, Janofsky & Walker đặt tại Hồng Kông cho biết “Không có thị trường cho những cổ phiếu này. Vì thế, sau khi bỏ ra rất nhiều thời gian, chi phí và công sức, họ nhận thấy rằng các mục đích sau cùng lại không đạt được.”Vậy tại sao các công ty Trung Quốc lại chọn kiểu lên sàn này? Một lý do rất đơn giản là họ gần như không còn sự lựa chọn nào khác. Các doanh nghiệp nhỏ tại các vùng xa xôi của đất nước hay hoạt động trong các ngành không mấy hấp dẫn gần như không kêu gọi được vốn đầu tư mạo hiểm và các nhà đầu tư vốn cổ phần đang có mặt trên khắp đất nước Trung Quốc. Hơn nữa, phải mất 2 năm chờ đợi mới có thể niêm yết trên thị trường chứng khoán Thượng Hải hoặc Thâm Quyến. Trong khi qua con đường sáp nhập nghịch, họ hoàn toàn có thể chào bán cổ phiếu chỉ trong vài tháng. Một lý do khác là vì có ít sự can thiệp hơn từ phía các nhà đầu tư. Sáp nhập nghịch thường được theo sau bởi hoạt động phát hành riêng lẻ (private placement) cho một số nhà đầu tư nhất định như quỹ phòng hộ, quỹ hưu trí  v.v...

Các quỹ phòng hộ mua các cổ phiếu này cho phép ban quản trị tiếp tục được toàn quyền điều hành trong khi các công ty đầu tư vốn cổ phần thì đòi hỏi quyền hạn lớn hơn trong việc đưa ra quyết định cùng với một số ghế trong ban quản trị.Thực tế đã cho thấy một số công ty Trung Quốc đã thành công qua con đường sáp nhập nghịch. Các công ty có tên tuổi như Sinovac và nhà sản xuất ắc quy China BAK Battery Inc. đã đi lên từ thị trường OTC đến TTCK American Stock Exchange hay Nasdaq. “Khi càng có nhiều công ty sáp nhập nghịch hơn đạt được giá trị vốn hóa thị trường trị giá hàng triệu USD thì sẽ thu hút sự quan tâm hơn của các nhà đầu tư và chứng khoán của họ sẽ trở nên có tính thanh khoản hơn,” ông Mark Fleishhauer, một nhà quản lý danh mục đầu tư thuộc quỹ phòng hộ Jayhawk Capital Management đặt tại Hồng Kông- đã đầu tư vào 11 hoạt động sáp nhập nghịch trong năm 2005 trong đó có BAK Battery.

VNS

Các tin tức khác

>   STB Giao dịch cổ phiếu của thành viên HĐQT (28/06/2007)

>   SSC: Thông báo thay đổi tỷ lệ nắm giữ (28/06/2007)

>   HMC: Giao dịch cổ phiếu của người có liên quan với thành viên Hội đồng quản trị (28/06/2007)

>   BF1 thay đổi ngày kiểm phiếu lấy ý kiến Nhà đầu tư (28/06/2007)

>   DMC niêm yết và giao dịch cổ phiếu phát hành thêm (28/06/2007)

>   BTC Giao dịch cổ phiếu của cổ đông nội bộ (28/06/2007)

>   Thấy gì từ những dự báo... trật lất của các chuyên gia chứng khoán? (28/06/2007)

>   Quỹ đầu tư nước ngoài chọn DN để gửi vốn (27/06/2007)

>   Giao dịch cổ phiếu cổ đông nội bộ của PNC, SAV (27/06/2007)

>   CTCK Thái Bình Dương vi phạm nguyên tắc ưu tiên lệnh (27/06/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật