Thứ Sáu, 22/06/2007 16:47

Không nên thu hút vốn ngoại bằng mọi giá

Dự thảo mới nhất Quy chế hướng dẫn hoạt động đầu tư và cung cấp dịch vụ chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) trên TTCK Việt Nam vừa được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) hoàn thiện và đang gửi đi lấy ý kiến của các bộ, ngành. Bà Bùi Thị Thanh Hương, Trưởng ban Quản lý kinh doanh chứng khoán, UBCK đã có cuộc trao đổi với ĐTCK-online về dự thảo Quy chế này.

Bản dự thảo trước có quy định nhà ĐTNN xin trading code phải qua rất nhiều thủ tục. Dự thảo Quy chế mới sẽ đơn giản thủ tục cho nhà ĐTNN như thế nào, thưa bà?

Nhà ĐTNN thực hiện đầu tư trên TTCK Việt Nam phải đăng ký hoạt động đầu tư với UBCK, trừ trường hợp họ là cá nhân ủy thác việc quản lý vốn đầu tư cho công ty quản lý quỹ. Hồ sơ của nhà ĐTNN được gửi đến UBCK, trường hợp nhà ĐTNN là cá nhân thì UBCK ủy quyền cho Trung tâm Lưu ký chứng khoán thực hiện việc đăng ký hoạt động đầu tư cho họ. Trường hợp này, nhà đầu tư chỉ cần làm hồ sơ gửi Trung tâm Lưu ký, sau đó hồ sơ này sẽ được chuyển đến Ủy ban để xem xét và trả lời có đủ điều kiện cấp mã giao dịch hay không.

Cũng có ý kiến phản ánh thủ tục làm hồ sơ rất phức tạp, nhưng thực tế là đơn giản, nếu anh kinh doanh nghiêm chỉnh thì các đại sứ quán xác nhận rất nhanh. Khi xây dựng quy chế này chúng tôi cũng trao đổi với các đoàn ngoại giao và họ rất ủng hộ. Thực tế, Ủy ban không có mạng lưới tại nước ngoài thì kiểm tra làm sao được. Các đoàn ngoại giao, ngoài phục vụ chính trị còn có nhiệm vụ phục vụ kinh tế, vì vậy tôi cho rằng, họ cũng sẽ tạo điều kiện nhanh nhất có thể.

Nhiều ý kiến phản ánh bản dự thảo quy chế cũ không cho phép các văn phòng đại diện trực tiếp kinh doanh chứng khoán tại Việt Nam là quá chặt, bà thấy sao?

Nếu như người ta nhìn trước mắt thì có ngay ý nghĩ rằng, hạn chế hoạt động của các văn phòng đại diện, không cho họ kinh doanh chứng khoán là không khuyến khích vốn ĐTNN, nhưng thực tế đây không phải là hạn chế, mà nhằm mục đích quản lý. Muốn quản lý được thì ít nhất cơ quan nhà nước cũng phải nắm được vốn ngoại vào bao nhiêu thì mới có chính sách điều chỉnh phù hợp. Chức năng chính của văn phòng đại diện là xúc tiến thương mại, tìm kiếm hỗ trợ các hoạt động, hợp đồng đã ký kết, giám sát theo dõi thực hiện các hợp đồng, chứ không được kinh doanh.

Nếu xét một cách thẳng thắn, làm như vậy sẽ không công bằng giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, trong nước các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ phải đáp ứng nhiều điều kiện như phải có chứng chỉ, phải đăng ký… trong khi các văn phòng đại diện nước ngoài cứ hoạt động vô tư. Nhiều văn phòng đại diện nói rằng, họ ngồi đây tất cả bên kia ra quyết định đầu tư, nhưng thực tế họ ngồi đây ky, đóng dấu, ra quyết định đầu tư không khác gì các quỹ đầu tư trong nước.

Với vài chục văn phòng đại diện tại Việt Nam hiện nay, bà đánh giá quy định này sẽ tác động thế nào đến họ và đến thị trường?

Không có vấn đề gì cả, những tổ chức nước ngoài muốn vào Việt Nam kinh doanh họ sẽ mở chi nhánh, còn chưa muốn rót vốn đầu tư hoặc chưa đủ điều kiện họ vẫn duy trì văn phòng đại diện. TTCK Việt Nam đang tiềm năng như vậy, quá trình cổ phần hóa đang ở giai đoạn nước rút, giá nhiều loại chứng khoán ở mức hợp lý, nên tôi nghĩ thật khó có lý do nhà ĐTNN sẽ rút vốn khỏi thị trường.

Điều kiện để cấp phép cho tổ chức thành lập chi nhánh tại Việt Nam rất cao, như phải có ít nhất 3 năm hoạt động, quản lý 500 triệu USD trở lên. Dự thảo mới có gì thay đổi không, thưa bà?

Khi xây dựng Quy chế, chúng tôi đã tham khảo kinh nghiệm của các nước trong khu vực và được các chuyên gia khuyên rằng, không nên cho vốn ngoại ào ào vào. Nguyên tắc ở các nước là thu hút vốn đầu tư lâu dài bằng cách đưa điều kiện như cho phép các tổ chức lớn, có khả năng, kinh nghiệm vào đầu tư. Ở các nước, họ xem xét cho các tổ chức có trên 10 năm hoạt động, bằng ít nhất một chu kỳ kinh tế biến động, khi thị trường xuống có thể họ xử lý được, trụ lại được và có khả năng phát triển lâu dài. Còn về quy mô vốn, yêu cầu như vậy cũng chỉ tương đương như các nước và xét đến lợi ích chung của cả thị trường.

Tuy nhiên, tôi lưu ý là quy chế này đang ở dự thảo và đang lấy ý kiến, việc sửa đổi có thể xảy ra. Cũng có ý kiến cho rằng, vì lợi ích quốc gia không nên hạn chế huy động vốn, nhưng tôi lại nghĩ, không nên huy động vốn với bất kỳ giá nào. Với quy định này, chúng tôi tham khảo kinh nghiệm nhiều nước, đơn cử Trung Quốc họ làm chặt hơn với quan điểm mở quá thoáng sẽ phải chỉnh sửa quy định sớm.

Liên quan đến vốn ngoại, nhiều ý kiến lo ngại có hiện tượng rửa tiền của nhà ĐTNN trên TTCK. Ủy ban có biện pháp gì để kiểm soát vấn đề này?

Chúng tôi đã nghĩ đến vấn đề này rất nhiều và một trong các biện pháp là yêu cầu các công ty chứng khoán thực hiện ủy quyền quản lý tiền của nhà đầu tư qua ngân hàng. Nhà đầu tư sẽ nộp tiền vào tài khoản tại ngân hàng thay vì nộp tiền tại công ty chứng khoán như hiện nay. Công ty chứng khoán không có kênh truy đến gốc nguồn tiền, nhưng với ngân hàng, khi họ nghi ngờ tiền bẩn họ sẽ có hệ thống mạng lưới truy đến cùng.

ĐTCK

Các tin tức khác

>   Cơ hội tiếp vốn FII cho TTCK (22/06/2007)

>   Khi cổ phiếu bị 'án treo' (22/06/2007)

>   Hòa Bình được BIDV tăng hạn mức tín dụng (22/06/2007)

>   Quanh việc nhà báo... lên sàn (22/06/2007)

>   Chứng khoán 6 tháng đầu năm: Những con số và kỷ lục (22/06/2007)

>   Hạn chế cho vay đầu tư chứng khoán: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói gì? (22/06/2007)

>   SFC: Nghị quyết Hội đồng Quản trị 2007 (21/06/2007)

>   LBM: Giao dịch cổ phiếu của cổ đông nội bộ (21/06/2007)

>   BF1 Thông báo về sự thay đổi thành viên HĐQT (21/06/2007)

>   KHP: Giao dịch cổ phiếu của cổ đông nội bộ (21/06/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật