Thứ Sáu, 18/05/2007 13:34

Cổ phần hóa: Vượt qua định kiến

Cổ phần hóa nước ta có hai giai đoạn. Từ năm 2006 về trước tiến trình cổ phần hóa diễn ra chậm chạp, ngập ngừng, chỉ cổ phần hóa doanh nghiẹp nhỏ, vốn ít, kinh doanh kém hiệu quả. Từ năm 2006 lại đây, nhờ thị trường chứng khoán phát triển nóng đã tiếp sức đẩy cổ phần hóa nhanh hơn.

Theo các chương trình đã công bố, giai đoạn này mới thật sự cổ phần hóa các doanh nghiệp lớn, vốn nhiều, kinh doanh có triển vọng, ở cả những lĩnh vực vốn lâu nay còn e ngại như ngân hàng, tài chính, điện, cơ khí, xăng dầu. Người lao động và các nhà quản lý doanh nghiệp mới thật sự hào hứng với cổ phần hóa.

Có tư nhân hóa không?

Đây là vấn đề quan trọng trong tư duy, nhận thức. Chúng ta chấp nhận cổ phần hóa nhưng lại sợ tư nhân hóa. Thực tế thì cổ phần hóa DNNN là đa dạng hóa sở hữu vốn mà trong nền kinh tế nhiều thành phần của ta thì ngoài Nhà nước, có tư nhân và công ty nước ngoài (cũng là tư  nhân). Cho nên ở một mức độ nào đó, cổ phần hóa cũng là tư nhân hóa, dù không phải là hoàn toàn tư nhân.

Điều lấn cấn trong tư duy này là nguyên nhân chính làm chậm cổ phần hóa mười mấy năm qua. Chúng ta đã công nhận nền kinh tế nhiều thành phần, các thành phần cùng bình đẳng phát triển kinh tế xây dựng CNXH thì không nên sợ tư nhân nữa, vì đây là tư nhân nằm trong sự quản lý của Nhà nước, được điều tiết bởi luật pháp nhà nước. Việc tư nhân hóa như thế nào, chừng mực bao nhiêu cũng thuộc quyền chủ động lựa chọn của chúng ta.

Nên bỏ cổ phần ưu đãi

Ở đây có mấy vấn đề cần làm rõ: người lao động sống bằng gì, thu nhập từ đâu?

Thực tế, người lao động và công nhân Việt Nam hiện nay, thu nhập và sống chủ yếu bằng tiền công, tiền lương, không ai sống bằng cổ tức cả. Vì vậy, muốn cải thiện đời sống công nhân thì không phải bằng cách bán ưu đãi cho một số cổ phiếu mà phải cải cách doanh nghiệp. Doanh nghiệp phát triển tốt sẽ trả lương cao cho công nhân

Được mua một số cổ phiếu tốt nhưng phải chờ hàng năm để nhận cổ tức là điều xa lạ với nhiều người vốn có nhiều khó khăn trong cuộc sống. Vì vậy, họ bán ngay số cổ phiếu đó với giá cao hơn để lấy tiền cũng là điều hợp lý. Ai ở trong hoàn cảnh đó cũng hành động như vậy thôi !

Chính sách ưu đãi cho người lao động là đúng, là tốt nhưng cần xem xét ưu đãi như thế nào cho hiệu quả hơn.

Ưu đãi bằng bán cổ phần cho công nhân thì tiêu cực không phải ở chỗ công nhân “bán lúa non” mà ở chỗ có một số người lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của công nhân và nhờ vào lợi thế thông tin đặc quyền, không công khai để mua lại cổ phiếu của họ với giá hời. Đó mới là điều đáng nói.

Nên chăng, tất cả cổ phiếu của doanh nghiệp đều cho đấu giá công khai, sòng phẳng hết. Lãi hoặc chênh lệch giá thu được qua đấu giá nên trích ra 20-30% chia cho công nhân và cán bộ theo những tiêu chí nhất định. Nếu muốn mua cổ phần, họ cũng phải mua bình thường như những nhà đầu tư khác. Làm như vậy có thể khắc phục được một số tiêu cực trong đấu giá, đấu thầu, bày đặt quân xanh, quân đỏ, hoặc tìm cách giảm giá doanh nghiệp khi cổ phần hóa.

Cũng không nên lo lắng về vai trò làm thuê của người công nhân vì trong nền kinh tế thị trường hiện đại không chỉ công nhân mà cả giám đốc cũng là người làm thuê, làm công ăn lương mà thôi. Đừng lo có làm thuê hay không mà nên lo có cơ chế gì để mọi người lao động hết khả năng và được trả công xứng đáng.

Cổ phần nhà nước chi phối phản ánh điều gì?

Dù quyết tâm phải cổ phần hóa nhưng Nhà nước vẫn chưa dám buông doanh nghiệp. Còn có ý nghĩ cho rằng cổ phần hóa hết thì Nhà nước không nắm được gì nữa. Thực tế có một số giám đốc chỉ tồn tại được trong vị trí quản lý nhờ đại diện  cho phần vốn của Nhà nước.

Tiến trình cổ phần hóa ngày càng cho thấy chỉ có cổ phần hóa thực sự, đại chúng hóa công ty thì doanh nghiệp mới tốt lên hơn. Nhà nước không mất gì cả mà sẽ được nhiều. Người lao động có thu nhập cao, còn xã hội sẽ phát triển nhờ có một hệ  thống doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tốt, cạnh tranh tốt.

Chức năng chủ yếu của doanh nghiệp là kinh doanh và kinh doanh tốt, làm ra nhiều của cải cho xã hội. Vì vậy, tùy giai đoạn mà hỗ trợ, khuyến khích loại doanh nghiệp nào thuộc Nhà nước hay tư nhân phát triển, giải quyết nhiệm vụ của giai đoạn đó. Khi đã hình thành được thị trường cạnh tranh thực sự trong ngành nào đó thì Nhà nước nên rút vốn ra để các doanh nghiệp đảm nhận việc sản xuất kinh doanh, cạnh tranh phát triển. Vốn nhà nước sẽ tập trung vào ngành khác, lĩnh vực khác.

Trong bối cảnh hiện nay, vấn đề đặt ra là phải cổ phần hóa như thế nào cho công khai, minh bạch, tránh bị thao túng trong đấu thầu, tránh lợi dụng sự sôi động của thị trường để lừa dối các nhà đầu tư, tránh làm thiệt hại tài sản của Nhà nước trong các doanh nghiệp mà sổ sách, giấy tờ chưa phản ánh được.

TBKTSG

Các tin tức khác

>   Cổ phiếu OTC vào khuôn phép (18/05/2007)

>   Sẽ bỏ ưu đãi thuế cho doanh nghiệp cổ phần hóa (18/05/2007)

>   Cổ phần hóa bệnh viện công: Không phải lựa chọn tốt nhất (18/05/2007)

>   Ba nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn vào HANAKA (18/05/2007)

>   Goldman Sachs rút lui đấu thầu tư vấn CPH ngân hàng BIDV (18/05/2007)

>   Công bố 6 cổ đông chính thức sáng lập Lilama Land (17/05/2007)

>   BIDV mở thầu tư vấn cổ phần hoá (17/05/2007)

>   Công ty cổ phần Sắt Thạch Khê đi vào hoạt động (17/05/2007)

>   Bán đấu giá cổ phần lần đầu Cty Cổ phần Du lịch Quốc tế Vũng Tàu (17/05/2007)

>   Bán đấu giá cổ phần lần đầu Công ty Chè Lâm Đồng (17/05/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật