Thứ Sáu, 18/05/2007 06:51

Cổ phần hóa bệnh viện công: Không phải lựa chọn tốt nhất

* Chưa ai cho phép cổ phần hóa Bệnh viện Bình Dân!

“Cho đến giờ này, chưa ai ra quyết định cho phép cổ phần hóa (CPH) Bệnh viện Bình Dân cả!”. Đó là khẳng định của ông Phạm Viết Muôn - phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ kiêm phó ban thường trực Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp - tại hội thảo quốc gia về thí điểm CPH bệnh viện công ngày 17-5.

Theo ông Muôn, ba năm trước UBND TP.HCM có văn bản kiến nghị Chính phủ cho phép làm đề án thí điểm CPH BV Bình Dân. “Thủ tướng cho phép xây dựng đề án không có nghĩa là cho phép CPH BV Bình Dân.

Cho đến giờ này UBND TP.HCM cũng chưa trình đề án, mà trình rồi Thủ tướng có phê duyệt hay không là chuyện khác” - ông Muôn nói.

Ông Muôn cho rằng việc CPH BV công chưa có cơ chế chính sách cụ thể, ngoại trừ nghị quyết 05/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao. Hiện nay, Bộ Tài chính đang soạn dự thảo nghị định về CPH các đơn vị công ích và sự nghiệp có thu, dự kiến sẽ trình Chính phủ vào tháng bảy.

Ông Muôn lưu ý: “Trong tình hình cơ sở pháp lý như vậy, việc CPH BV Bình Dân sẽ phải làm rất thận trọng. UBND TP.HCM cần công bố đề án công khai để người dân được đóng góp ý kiến, từ đó lãnh đạo thành phố có thể cân nhắc điều hay lẽ thiệt”.

Ông Dương Huy Liệu, vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính Bộ Y tế, cho rằng trong tiến trình đổi mới BV công cần có sự cân nhắc giữa lợi ích trước mắt và tác động xã hội xét về nguyên tắc công bằng. “Trong số các lựa chọn đổi mới, CPH BV chưa phải là một lựa chọn tốt nhất, càng không phải là duy nhất” - ông Liệu phân tích. Tuy nhiên, theo ông Liệu, CPH BV hoàn toàn có thể coi là một thử nghiệm trong điều kiện thực tế VN, với điều kiện phải thận trọng ngay từ bước thí điểm. Chẳng hạn, phải phân loại tiêu chí BV, khu vực kinh tế - xã hội được áp dụng, mức độ CPH..., và đặc biệt là phải “chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết cho một khả năng thành công”.

Sở dĩ phải nhấn mạnh đến khả năng này là vì theo ông Liệu, kinh nghiệm CPH BV công ở một số quốc gia cho thấy chỉ “thành công phần nào” hoặc “có thành công hơn”, còn đa số đều dừng lại ở mức giao quyền “tự chủ”, tức cơ quan quản lý nhà nước chuyển giao quyền quyết định tổ chức hoạt động, tài chính, nhân sự... sang BV, tức trao cho họ một cơ chế hoạt động linh hoạt hướng tới hiệu quả.

Còn tại VN, theo ông Liệu, nếu thực hiện chuyển đổi sở hữu cũng chỉ có thể áp dụng đối với những BV không thuộc hệ qui hoạch chủ chốt, còn những đơn vị có bề dày hoạt động, là xương sống của ngành như Chợ Rẫy, Bạch Mai, Việt Đức... thì “sẽ không bao giờ CPH”.

Hôm nay, hội thảo sẽ tiếp tục với phần trình bày của Sở Y tế và các chuyên gia đầu tư trong lĩnh vực y tế.

Tuổi trẻ

Các tin tức khác

>   Ba nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn vào HANAKA (18/05/2007)

>   Goldman Sachs rút lui đấu thầu tư vấn CPH ngân hàng BIDV (18/05/2007)

>   Công bố 6 cổ đông chính thức sáng lập Lilama Land (17/05/2007)

>   BIDV mở thầu tư vấn cổ phần hoá (17/05/2007)

>   Công ty cổ phần Sắt Thạch Khê đi vào hoạt động (17/05/2007)

>   Bán đấu giá cổ phần lần đầu Cty Cổ phần Du lịch Quốc tế Vũng Tàu (17/05/2007)

>   Bán đấu giá cổ phần lần đầu Công ty Chè Lâm Đồng (17/05/2007)

>   Năm 2007: cổ phần hóa Tổng công ty Sách Việt Nam và 9 công ty khác trực thuộc Bộ Văn hóa-Thông tin (17/05/2007)

>   Chưa có đề án CPH bệnh viện Bình Dân (17/05/2007)

>   Cổ phần hóa bệnh viện theo lối nào? (17/05/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật