Thứ Năm, 17/05/2007 00:07

Cổ phần hóa bệnh viện theo lối nào?

Vấn đề xã hội hóa giáo dục và y tế đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều, đặc biệt là CPH bệnh viện, vì nó liên quan đến cuộc sống của hàng triệu người nghèo. Vậy thì nếu như chúng ta cứ chỉ căn cứ vào chủ trương của Nhà nước rồi sau đó bắt buộc các ngành cứ triển khai thì có đúng không? Điều này chỉ đúng khi người dân phải được giải thích tường tận, rằng vì sao phải CPH bệnh viện? Nhắc lại, ta không thể nói đó là do chủ trương nên phải thực hiện mà không được phép hỏi vì sao.

Sở dĩ phải đặt vấn đề như thế là do Chính phủ phải có nhiệm vụ chăm lo y tế cho người dân. Câu hỏi tại sao Nhà nước phải huy động các lực lượng xã hội bằng chủ trương CPH bệnh viện có thể có được câu trả lời, đó là nghèo quá. Điều này càng đặc biệt đúng khi nhìn lại hệ thống bệnh viện công của Việt Nam hiện nay, không thể nói gì khác hơn ngoài từ cực kỳ tệ hại.

Nếu như khẳng định CPH bệnh viện là nhằm huy động vốn bên ngoài để nâng cấp cơ sở vật chất của bệnh viện, khi mà Nhà nước đã hết cách chăm lo cho người nghèo, thì lại có cái gì đó không ổn, nếu nhìn lại tổng thể những gì đang diễn ra. Tại sao những ngành nghề dễ kinh doanh, hay độc quyền như điện, xăng dầu, ngân hàng... thì Nhà nước lại quá chậm trong khâu xã hội hóa, còn những ngành đáng lý tính xã hội hóa của nó như CPH bệnh viện phải đến sau cùng, khi đã hết cách, thì lại làm trước, cho dù với tên gọi là thí điểm.

Tuy nhiên, ai cũng thấy là ngân sách Nhà nước không thể nào lo nổi toàn bộ phúc lợi y tế cho người dân, nên vấn đề là CPH như thế nào để giảm thiểu đến mức thấp nhất bất công xã hội mới chính là điều cần bàn tiếp. Và điều này đến lượt nó lại liên quan đến quá nhiều lĩnh vực như bảo hiểm y tế, xã hội và hệ thống an sinh xã hội nói chung. Có lẽ câu chuyện trước mắt chỉ nên gói gọn lại vấn đề làm thế nào để CPH nhưng bác sĩ phải là lương y chứ không phải trở thành chuyên gia chẩn đoán chứng khoán. Làm sao để "hậu" CPH thì bản chất tốt đẹp của ngành y, vốn đã bị mai một quá nhiều trong thời gian qua, vẫn như trước đây. Đó mới chính là điều khó.

Đến đây mới thấy cần phải đặt ra một mục tiêu nữa của CPH bệnh viện là bên cạnh mục tiêu huy động vốn còn phải "CPH phương thức quản lý" để thay đổi cung cách quản lý vô cùng tệ hại ở các bệnh viện công hiện nay. Như vậy, những vấn đề liên quan đến CPH DNNN nói chung khi áp dụng sang bệnh viện phải có những đặc thù hơi khác biệt. Chẳng hạn, ta có thể đặt vấn đề là các bác sĩ, nhất là bác sĩ giỏi, nhân viên và bộ phận quản lý có cần được ưu tiên quyền mua cổ phần? Để họ gắn bó đặc biệt với bệnh viện, sự gắn bó mà công nhân ở các DNNN khác có thể không là ưu tiên bằng.

CPH bệnh viện vì vậy nếu đặt trong bối cảnh của Việt Nam thì có lẽ câu trả lời là nên. Không vì những quan ngại đầy cảm tính, rằng sau CPH sẽ dẫn đến một tầng lớp giàu có mới, để dừng lại chủ trương này. Đây là 2 câu chuyện khác nhau, một đằng là có nên CPH hóa hay không và một đằng là làm thế nào để đảm bảo công bằng trong quá trình CPH.

Điều lo lắng nhất đối với người dân là viện phí có khả năng tăng cao sau CPH thì có thể giải quyết trước mắt bằng cách giữ lại những bệnh viện đầu ngành và chủ lực (Nhà nước phải tập trung đầu tư tối đa cho những bệnh viện như thế) và thực hiện một số chính sách ưu đãi đối với bệnh viện CPH bằng việc tổ chức lại hệ thống an sinh xã hội và thông qua những công cụ khác như những ưu đãi về thuế chẳng hạn.

Thanh niên

Các tin tức khác

>   Cổ phần hóa 2 công ty của PetroVietnam trong 2007 (16/05/2007)

>   Nhiều cổ phiếu ngành điện phải đấu giá lại (16/05/2007)

>   Tạo vốn bằng hình thức chứng khoán hóa giá trị quyền sử dụng đất (16/05/2007)

>   Cổ phần hóa Bảo Việt, thu hút các cổ đông chiến lược lớn (16/05/2007)

>   EVN đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá (16/05/2007)

>   Eximbank tăng vốn điều lệ lên 2.800 tỷ đồng (15/05/2007)

>   Bán đấu giá CP lần đầu ra bên ngoài Cty cổ phần VINCOM (15/05/2007)

>   Dragon Capital mua 98% khối lượng đấu giá cổ phần Coteccons (15/05/2007)

>   An Bình Bank chưa được tăng vốn điều lệ (14/05/2007)

>   Công ty xuất khẩu gạo đầu tiên bán cổ phần (14/05/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật