Thứ Năm, 13/02/2025 15:27

KPF lỗ kỷ lục gần 277 tỷ đồng, bào mòn sạch lợi nhuận trong 12 năm

Khép lại năm 2024, CTCP Đầu tư tài sản Koji (HOSE: KPF) có năm hoạt động kinh doanh đáng quên khi lần đầu trắng doanh thu, trong khi lỗ kỷ lục gần 277 tỷ đồng, bào mòn sạch lợi nhuận trong vòng 12 năm qua (từ năm 2012-2023 lãi gần 267 tỷ đồng) của Doanh nghiệp.

Quý cuối năm 2024, Đầu tư tài sản Koji tiếp tục không ghi nhận doanh thu, đây là quý thứ 7 liên tiếp doanh nghiệp trắng doanh thu (từ quý 2/2023), trong khi doanh thu hoạt động tài chính giảm 30% so với cùng kỳ, còn 9 tỷ đồng.

Tuy nhiên, tổng chi phí kỳ này giảm 97% chỉ còn hơn 1 tỷ đồng đã giúp KPF lãi ròng gần 7 tỷ đồng sau hai quý liền trước thua lỗ, cùng kỳ lỗ hơn 26 tỷ đồng. KPF cho biết lợi nhuận tăng là do Công ty dự thu lãi đầu tư trái phiếu.

Cả năm 2024, Doanh nghiệp lần đầu trắng doanh thu, trong khi lỗ ‘khủng’ gần 277 tỷ đồng là năm lỗ kỷ lục của KPF, cùng kỳ năm trước lãi gần 2 tỷ đồng. Đáng nói, tổng lợi nhuận ròng của KPF từ năm 2012-2023 (12 năm) cũng chỉ đạt gần 267 tỷ đồng.

Lợi nhuận ròng KPF từ năm 2012-2024

Với khoản lỗ kỷ lục này, KPF đã lỗ lũy kế gần 135 tỷ đồng tính đến cuối năm 2024, tổng tài sản cũng ‘bốc hơi’ 34% so với đầu năm còn hơn 532 tỷ đồng, do Công ty tăng dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi lên gần 324 tỷ đồng, gấp 9.5 lần đầu năm.

Trong đó, có sự xuất hiện của 2 cá nhân là ông Nguyễn Khánh Toàn (trùng tên với cựu Chủ tịch KPF - người bị khởi tố vì hành vi thao túng chứng khoán) nợ Công ty hơn 71 tỷ đồng và bà Nguyễn Thị Thủy gần 24 tỷ đồng. Công ty TNHH Đầu tư Cam Lâm nâng từ gần 31 tỷ đồng lên gần 91 tỷ đồng, Công ty TNHH Đầu tư Phúc Hậu gần 80 tỷ đồng, CTCP Dịch vụ và Công nghiệp Bình Dương gần 57 tỷ đồng….

Nguồn: KPF

Phần lớn tài sản của KPF là khoản đầu tư tài chính là trái phiếu và các khoản đầu tư góp vốn vào các công ty khác với hơn 495 tỷ đồng, chiếm 93% tổng tài sản. Nợ phải trả còn 16.5 tỷ đồng, tăng 21%. Trong đó, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước gần 14 tỷ đồng; và 2 tỷ đồng phải trả cho người lao động.

Các thông tin tiêu cực trong năm vừa qua đã đẩy giá cổ phiếu KPF gần như xuống đáy, phiên chiều ngày 13/02 giao dịch quanh 1,760 đồng/cp, giảm 62% so với đầu năm 2024, thanh khoản bình quân hơn 200 ngàn cp/phiên và là một trong top cổ phiếu giảm giá mạnh nhất năm 2024. Vốn hóa thị trường (13/02) chỉ còn hơn 105 tỷ đồng, trong khi vốn chủ sở hữu (tính đến 31/12/2024) gần 516 tỷ đồng.

Diễn biến giá cổ phiếu KPF từ đầu năm 2024

Cổ phiếu KPF bị đưa vào diện cảnh báo kể từ ngày 11/09/2024, sau đó là hạn chế giao dịch từ ngày 11/10/2024, do Công ty chậm nộp BCTC soát xét bán niên 2024 quá 45 ngày so với quy định.

Trong văn bản giải trình phương án khắc phục cổ phiếu bị cảnh báo, KPF cho hay sẽ đẩy mạnh thu hồi nợ còn tồn đọng trước khi kết thúc năm tài chính 2025, tái cơ cấu danh mục đầu tư và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty.

Thanh Tú

FILI - 14:25:44 13/02/2025

Các tin tức khác

>   BAB: Nghị quyết Hội đồng quản trị (13/02/2025)

>   DAE: Thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền tham dự ĐHCĐ thường niên năm 2025 và tạm ứng cổ tức năm 2024 (13/02/2025)

>   VSA: Nghị quyết Hội đồng quản trị (13/02/2025)

>   THD: Nghị quyết Hội đồng quản trị (13/02/2025)

>   DAE: Nghị quyết Hội đồng quản trị (13/02/2025)

>   PCT: Ngày đăng ký cuối cùng Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 (13/02/2025)

>   PCE: Ngày đăng ký cuối cùng Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 (13/02/2025)

>   ATS: Ngày đăng ký cuối cùng Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 (13/02/2025)

>   NBC: Ngày đăng ký cuối cùng Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 (13/02/2025)

>   CTB: Ngày đăng ký cuối cùng Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 (13/02/2025)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật