Thứ Năm, 20/02/2025 11:55

Đề xuất cho phép giao dịch tiền mã hóa trong trung tâm tài chính

Bộ KH&ĐT đề xuất thử nghiệm có kiểm soát đối với sandbox trong hoạt động fintech, bao gồm cả tiền mã hóa tại các trung tâm tài chính.

Giao dịch tiền mã hóa trong trung tâm tài chính từ 1-7-2026

Tại Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam đang được Bộ KH&ĐT lấy ý kiến, cơ quan soạn thảo đề xuất chính sách thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) đối với mô hình kinh doanh ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực tài chính (fintech).

Theo đề xuất này, Ủy ban Quản lý, điều hành trung tâm tài chính sẽ có thẩm quyền cấp phép, quản lý, đánh giá tác động và quản trị rủi ro với sandbox trong hoạt động fintech. Việc thử nghiệm gồm sàn giao dịch với tài sản, tiền mã hóa (tài sản số, tiền số).

Chính phủ quy định chi tiết các biện pháp về phòng, chống rửa tiền; kiểm tra và chứng nhận bảo mật, an ninh mạng liên quan tới các loại tài sản số và tổ chức cung ứng dịch vụ này. Cách thức quản lý, phát hành, sở hữu và giao dịch các token tiện ích, "đào" tiền số cũng thuộc thẩm quyền Chính phủ. Việc này nhằm hạn chế rủi ro với an ninh năng lượng và môi trường.

Các giao dịch bằng tài sản mã hoá, tiền mã hoá trong trung tâm tài chính dự kiến được thực hiện từ 1-7-2026.

Bộ KH&ĐT đề xuất thử nghiệm có kiểm soát đối với sandbox trong hoạt động fintech, bao gồm tài sản mã hóa tại các trung tâm tài chính. Ảnh minh họa.

Bộ KH&ĐT đề xuất thử nghiệm có kiểm soát đối với sandbox trong hoạt động fintech, bao gồm tài sản mã hóa tại các trung tâm tài chính. Ảnh minh họa.

Quốc hội giao Chính phủ quy định chi tiết điều này, tập trung vào 5 nhóm vấn đề gồm các biện pháp về phòng, chống rửa tiền liên quan đến tài sản mã hóa, tiền mã hóa; các nội dung khác có liên quan đến quản lý, hoạt động của các giao dịch có liên quan tới hoặc thực hiện bằng tài sản mã hóa, tiền mã hóa.

Bên cạnh đó là biện pháp quản lý đối với các hoạt động “đào” tài sản mã hóa nhằm hạn chế rủi ro đối với an ninh năng lượng và môi trường; cách thức quản lý, xử lý đối với việc phát hành, sở hữu và giao dịch các token tiện ích.

Dự kiến, Chính phủ trình Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết này tại kỳ họp thứ 9 vào giữa năm nay.

Cho phép doanh nghiệp đề xuất giải pháp và mô hình kinh doanh

Góp ý với hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam mới đây, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, dự thảo về sandbox đối với fintech đang được thiết kế theo hướng giao Chính phủ quy định chi tiết về các biện pháp quản lý tài sản mã hóa, tiền mã hóa, token tiện ích…

Quy định như vậy sẽ dẫn đến nguy cơ Chính phủ gặp khó trong việc ban hành văn bản hướng dẫn do không thể quy phạm hóa các vấn đề quá mới và đang biến đổi rất nhanh. VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo thay đổi cách tiếp cận, cho phép doanh nghiệp đề xuất giải pháp để đáp ứng các mục tiêu quản lý của nhà nước.

Nhà nước cần đặt ra các mục tiêu như bảo vệ quyền sở hữu, phòng chống lừa đảo, bảo đảm an toàn, an ninh mạng, phòng chống rửa tiền, an ninh năng lượng và môi trường… Các doanh nghiệp fintech khi xin phép sẽ trình bày mô hình kinh doanh của mình và thuyết minh các giải pháp để đạt được các mục tiêu trên.

Cơ quan nhà nước tiến hành xem xét, đánh giá, thẩm định các giải pháp và cấp phép cho hoạt động fintech đó. Doanh nghiệp phải thực hiện đúng các giải pháp đã cam kết và phải báo cáo cũng như chịu sự kiểm tra giám sát thường xuyên của cơ quan nhà nước. Sau một thời gian, khi giải pháp của doanh nghiệp được chứng minh là hiệu quả, Nhà nước mới tiến hành xây dựng thành quy phạm quản lý.

MINH TRÚC

Pháp luật TPHCM

Các tin tức khác

>   Cần làm gì để tránh rủi ro từ thặng dư thương mại quá cao với Mỹ (20/02/2025)

>   DN ngoại lỗ gần triệu tỷ ở Việt Nam, đâu là dấu hiệu 'lỗ giả lãi thật'? (20/02/2025)

>   Tập đoàn Thụy Điển muốn rót 1 tỷ USD xây nhà máy sản xuất vải tại Bình Định (20/02/2025)

>   Doanh nghiệp gỗ đứng ngồi không yên (19/02/2025)

>   Thái Lan rà soát việc áp thuế chống bán phá giá với sắt, thép nhập từ Việt Nam (19/02/2025)

>   Lâm Đồng cho Vinacomin thuê hơn 100ha đất thực hiện dự án tổ hợp bauxit - nhôm  (19/02/2025)

>   Bitexco Power muốn làm nhà máy điện gió ở Thái Nguyên (19/02/2025)

>   Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận được áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc biệt (19/02/2025)

>   Thủ tướng đôn đốc đẩy mạnh phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025 (19/02/2025)

>   TPHCM: Kinh tế số không chỉ 25% GRDP mà phải là động lực tăng trưởng mới (19/02/2025)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật