Thứ Tư, 05/02/2025 16:25

APG liên tục cơ cấu danh mục đầu tư vào LDP và GKM, cổ phiếu tăng trần 2 phiên liên tiếp

Sau khi bán bất thành 1 triệu cp của CTCP Dược Lâm Đồng (Ladophar, HNX: LDP) trong giai đoạn 25/12/2024-23/01/2025, CTCP Chứng khoán APG (HOSE: APG) nhanh chóng quay lại với kế hoạch thoái vốn, lần này là đăng ký toàn bộ gần 2.4 triệu cp LDP nắm giữ (tỷ lệ 18.875%). Gần đây, APG cũng liên tục gây chú ý khi bán ra cổ phiếu GKM và không còn là cổ đông lớn.

Theo thông báo của Chứng khoán APG trong ngày 05/02/2025, Công ty dự kiến thực hiện giao dịch bán toàn bộ gần 2.4 triệu cp LDP nắm giữ trong giai đoạn từ 11/02-12/03/2025, thông qua phương thức khớp lệnh và thỏa thuận.

Trên sàn chứng khoán, giá cổ phiếu LDP liên tục sụt giảm từ giữa tháng 4/2024 và rời xa mức đỉnh lịch sử 54,800 đồng/cp từng thiết lập vào tháng 1/2022. Xét theo giá đóng cửa phiên gần nhất (05/02/2025) là 9,800 đồng/cp, ước tính APG có thể thu về khoảng 23.5 tỷ đồng nếu thoái vốn thành công.

Cổ phiếu LDP biến động đầy khó khăn trong những năm qua

Hành động cơ cấu danh mục đầu tư của APG gần đây còn diễn ra với khoản đầu tư vào CTCP GKM Holdings (HNX: GKM). Cụ thể, từ mức sở hữu hơn 5 triệu cp (tỷ lệ 16.08%) hồi cuối tháng 12/2024, công ty chứng khoán này liên tiếp bán ra cổ phiếu GKM và chính thức không còn là cổ đông lớn sau giao dịch bán gần 309 ngàn cp trong ngày 04/02/2025, hạ sở hữu về còn 1.4 triệu cp (tỷ lệ 4.454%).

Tương tự LDP, thị giá GKM cũng “rớt thảm” từ giữa tháng 9/2024, thậm chí còn lọt vào top 10 cổ phiếu giảm mạnh nhất năm Giáp Thìn (14/02/2024-24/01/2025) với mức giảm hơn 86%. Kết phiên gần nhất, thị giá GKM chỉ còn 4,200 đồng/cp.

Giá cổ phiếu GKM giảm mạnh từ tháng 9/2024

* Top 10 cổ phiếu giảm mạnh nhất năm Giáp Thìn

Việc phải cơ cấu danh mục ở các cổ phiếu liên tục rớt giá cũng khắc họa rõ nét kết quả kinh doanh khó khăn của APG gần đây.

Quý 4/2024, APG ghi nhận doanh thu hoạt động chưa đến 10 tỷ đồng, giảm 76% so với cùng kỳ năm trước. Trong kỳ, toàn bộ các mảng có đóng góp doanh thu đều suy giảm, trừ lưu ký chứng khoán. Trong bối cảnh đó, Công ty còn phải “gồng” khoản lỗ tài sản tài chính hơn 48 tỷ đồng, đồng thời chi phí tài chính tăng mạnh từ 1.3 tỷ đồng lên 12.5 tỷ đồng. Sau cùng, Công ty lỗ ròng 51 tỷ đồng.

Đây là quý thua lỗ thứ 2 liên tiếp của công ty chứng khoán này, đẩy mức lỗ cả năm 2024 lên hơn 149 tỷ đồng, trong khi năm 2023 lãi ròng hơn 140 tỷ đồng.

APG thua lỗ trong 2 quý gần nhất

Tình hình kinh doanh khó khăn cũng phản ánh rõ lên diễn biến giá cổ phiếu APG. Tình từ tháng 3/2024, thị giá APG liên tục giảm từ vùng 15,800 đồng/cp. Tuy nhiên, trong liên tiếp 2 phiên 04-05/02, APG gây bất ngờ khi “tím trần” để tiến lên mức 7,980 đồng/cp.

APG tăng trần 2 phiên liên tiếp
Nguồn: VietstockFinance

Huy Khải

FILI - 15:23:00 05/02/2025

Các tin tức khác

>   VRE12007: Báo cáo quản trị công ty năm 2024 (05/02/2025)

>   MBB124017: Báo cáo quản trị công ty năm 2024 (05/02/2025)

>   BAF122029: Báo cáo tài chính quý 4/2024 (05/02/2025)

>   BCG122006: Báo cáo tài chính quý 4/2024 (05/02/2025)

>   DGC: Báo cáo thay đổi về sở hữu của nhóm nhà đầu tư nước ngoài có liên quan là cổ đông lớn (05/02/2025)

>   CVT122009: Báo cáo tài chính quý 4/2024 (công ty mẹ) (05/02/2025)

>   DS3: Báo cáo tài chính quý 4/2024 (05/02/2025)

>   Doanh thu thuần giảm, Nafoods vẫn có năm lãi ròng cao nhất lịch sử (05/02/2025)

>   VKC: Báo cáo tài chính quý 4/2024 (05/02/2025)

>   BAF123020: Báo cáo tài chính quý 4/2024 (05/02/2025)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật