Thứ Năm, 02/01/2025 09:48

Đề nghị truy tố cựu thứ trưởng Bộ Công Thương

Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an xác định bị can Hoàng Quốc Vượng cùng các đồng phạm lợi dụng chức vụ, làm trái quy định gây thiệt hại hơn 1.000 tỉ đồng

Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an vừa ra kết luận bổ sung vụ án "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Bộ Công Thương và các tỉnh, thành liên quan đến Nhà máy Điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam. Đây là lần thứ 3 Cơ quan An ninh điều tra ra kết luận bổ sung sau 2 lần bị VKSND Tối cao trả hồ sơ.

Làm trái quy định

Trong vụ án, Cơ quan An ninh điều tra đề nghị truy tố bị can Hoàng Quốc Vượng - cựu Chủ tịch Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương và bị can Phương Hoàng Kim, cựu Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương), cùng 7 bị can khác về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ". Cơ quan An ninh điều tra cũng đề nghị truy tố 3 bị can về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".

Hồ sơ vụ án thể hiện năm 2018, Chính phủ ban hành Nghị quyết 115 về một số cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ tỉnh Ninh Thuận. Văn bản này có nội dung cho các dự án năng lượng mặt trời tại tỉnh này được hưởng giá bán ưu đãi 9,35 UScents/KWh đến hết năm 2020, thay vì chỉ đến tháng 6-2019 như Quyết định 11 của Thủ tướng.

Tháng 8-2018, Bộ Công Thương lập tổ soạn thảo các quyết định của Thủ tướng quy định về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam (dự thảo Quyết định 13/2020/QĐ-TTg), gồm 26 thành viên. Trong đó, Phương Hoàng Kim làm tổ trưởng.

Tổ soạn thảo đã đưa nội dung vào dự thảo: "Đối với tỉnh Ninh Thuận, giá bán điện từ các dự án điện mặt trời nối lưới có ngày vận hành thương mại trước ngày 1-1-2021, với tổng công suất không quá 2.000 MW đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận triển khai là 2.086 đồng/KWh (tương đương 9,35 UScents/KWh)...".

Tháng 4-2019, Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng chủ trì cuộc họp về việc xây dựng nội dung dự thảo và chỉ đạo thay đổi nội dung trên theo hướng, quy định áp dụng cho: "Các dự án điện mặt trời nối lưới đã có trong quy hoạch phát triển điện lực các cấp". Việc thay đổi này sẽ khiến số lượng các đơn vị được bán điện giá cao cho EVN được mở rộng thêm.

Dù sau đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu "thực hiện nghiêm" Nghị quyết 115. Tuy nhiên, bị can Hoàng Quốc Vượng vẫn gửi dự thảo tờ trình có nội dung: "Đối với tỉnh Ninh Thuận, giá mua điện từ các dự án điện mặt trời nối lưới đã có trong quy hoạch phát triển điện lực các cấp và có ngày vận hành thương mại trước ngày 1-1-2021 với tổng công suất tích lũy không quá 2.000 MW là 2.086 đồng/KWh".

Sau khi Quyết định 13 được ban hành, trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có tổng cộng 30 dự án được hưởng chính sách giá điện 9,35 UScents/KWh. Trong đó, có 2 nhà máy điện mặt trời không đủ điều kiện được hưởng chính sách giá điện ưu đãi theo Nghị quyết 115, gồm Solar Farm Nhơn Hải và Trung Nam Thuận Nam.

Một số cá nhân bị tha hóa, biến chất Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đánh giá nguyên nhân dẫn đến tội phạm là do một số cá nhân bị tha hóa, biến chất trong quá trình thực thi nhiệm vụ, một số trường hợp vì động cơ vụ lợi, động cơ cá nhân khác làm trái quy định để tạo lợi ích không chính đáng cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, quy định của pháp luật theo các lĩnh vực còn chưa chặt chẽ, chưa phân biệt rõ vai trò, trách nhiệm của từng đơn vị theo từng khâu, dẫn đến các đối tượng lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao làm trái công vụ gây thiệt hại cho nhà nước và tổ chức.

Bị can Hoàng Quốc Vượng khi còn tại vịẢnh: VPG

Gây thiệt hại hơn 1.000 tỉ đồng

Kết luận điều tra bổ sung nêu rõ từ khi dự án Nhà máy Điện mặt trời Solar Farm Nhơn Hải được đưa vào vận hành thương mại, ngày 6-7-2020 đến hết ngày 30-6-2024, EVN đã thanh toán tiền mua điện theo mức giá 9,35 UScents/KWh, với tổng số tiền hơn 412 tỉ đồng; số tiền chênh lệch so với mức giá 7,09 UScents/KWh là hơn 99 tỉ đồng.

Từ khi dự án Nhà máy Điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam được đưa vào vận hành thương mại, ngày 1-10-2020 đến hết ngày 30-9-2023, EVN đã thanh toán tiền mua điện theo mức giá 9,35 UScents/KWh đối với phần công suất 227,88 MW với tổng số tiền hơn 3.905 tỉ đồng; số tiền chênh lệch so với mức giá 9,09 UScents/KWh là hơn 944 tỉ đồng. Cơ quan An ninh điều tra xác định hành vi phạm tội của các bị can gây thiệt hại cho EVN hơn 1.043 tỉ đồng.

Trong kết luận điều tra bổ sung, Cơ quan An ninh điều tra xác định nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã ký 6 tờ trình, báo cáo của Bộ Công Thương gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất Thủ tướng ban hành Quyết định 13. Quyết định này trái với Nghị quyết 115 của Chính phủ được ban hành trước đó.

Khi ký các tờ trình, báo cáo này, ông Trần Tuấn Anh không biết việc bị can Hoàng Quốc Vượng đã chỉ đạo điều chỉnh mở rộng đối tượng trái với Nghị quyết 115 của Chính phủ. Ngoài ra, kết quả điều tra không có tài liệu, chứng cứ thể hiện nguyên bộ trưởng có động cơ vụ lợi nên Cơ quan An ninh điều tra "không xem xét xử lý hình sự đối với ông Trần Tuấn Anh".

Đối với nguyên Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Cơ quan An ninh điều tra kết luận ông Dũng chịu trách nhiệm xây dựng và ký ban hành Quyết định 13. Do tin tưởng vào kết quả xây dựng, thẩm định, thẩm tra dự thảo Quyết định 13 của Bộ Công Thương, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ nên khi ký ban hành, ông Trịnh Đình Dũng không biết nội dung khoản 3 điều 5 trái với Nghị quyết 115 và kết quả điều tra không có tài liệu, chứng cứ thể hiện ông Trịnh Đình Dũng nhận tiền, lợi ích vật chất khác để tạo lợi ích không chính đáng cho các doanh nghiệp. Do đó, ông Trịnh Đình Dũng không bị xem xét xử lý hình sự. 

Một số cá nhân bị tha hóa, biến chất

Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đánh giá nguyên nhân dẫn đến tội phạm là do một số cá nhân bị tha hóa, biến chất trong quá trình thực thi nhiệm vụ, một số trường hợp vì động cơ vụ lợi, động cơ cá nhân khác làm trái quy định để tạo lợi ích không chính đáng cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, quy định của pháp luật theo các lĩnh vực còn chưa chặt chẽ, chưa phân biệt rõ vai trò, trách nhiệm của từng đơn vị theo từng khâu, dẫn đến các đối tượng lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao làm trái công vụ gây thiệt hại cho nhà nước và tổ chức.

NGUYỄN HƯỞNG

Người lao động

Các tin tức khác

>   ‘Ông trùm’ vận tải biển Việt Nam tin siêu cảng Cần Giờ vượt Singapore (02/01/2025)

>   Gần 18.000 vụ hàng lậu, hàng giả 'tuồn' vào Việt Nam (02/01/2025)

>   Phê duyệt nhiệm vụ lập Điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia (01/01/2025)

>   Thị trường BĐS năm 2025 sẽ tăng trưởng ở phân khúc nào? (01/01/2025)

>   TPHCM đặt mục tiêu thu ngân sách năm 2025 trên 520.000 tỉ đồng (01/01/2025)

>   Ngành cơ khí Việt Nam: Dư địa lớn nhưng chưa nhiều "sếu đầu đàn" (01/01/2025)

>   Năm 2025 sẽ đưa ra xét xử sơ thẩm các vụ án xảy ra tại tập đoàn Phúc Sơn, Thuận An và Sài Gòn - Đại Ninh (31/12/2024)

>   Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Lợi ích đằng sau tín chỉ carbon còn lớn hơn rất nhiều (31/12/2024)

>   Thành phố Hồ Chí Minh: Sức mua tại nhiều điểm bán lẻ đã tăng từ 30-40% (31/12/2024)

>   Từ 2025, không chấp hành tín hiệu giao thông vừa bị phạt tiền vừa bị trừ điểm Giấy phép lái xe (31/12/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật