Thứ Ba, 17/12/2024 14:05

Năm 2025, triển khai xây dựng metro Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo

Chính phủ vừa phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư xây dựng tuyến metro Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo với tổng mức đầu tư 35.588 tỷ đồng, được triển khai từ năm 2025.

Đại diện Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội vừa thông tin về dự án xây dựng tuyến metro Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo.

Theo đó, ngày 16/12, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn ký quyết định phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị TP Hà Nội tuyến 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo (tuyến 2.1). Đây là tuyến giao thông quan trọng, góp phần phát triển hệ thống vận tải công cộng hiện đại và bền vững cho Thủ đô.

Vị trí đặt depot của metro Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo tại khu vực Xuân Đỉnh. Ảnh: Trung Nguyên 

Nội dung phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án bao gồm:

Tổng chiều dài tuyến 11,5km gồm 8,9km đi ngầm và 2,6km đi trên cao, 7 ga ngầm và 3 ga trên cao. 

Phương tiện vận tải gồm 10 đoàn tàu có 4 toa, đường sắt đôi khổ 1.435mm và 1 khu depot tại Xuân Đỉnh - Bắc Từ Liêm diện tích 17,5ha.

Sơ bộ tổng mức đầu tư dự án: 35.588 tỷ đồng (tăng hơn 80% so với ban đầu). Trong đó, vốn ODA vay Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) theo điều kiện vay đặc biệt dành cho đối tác kinh tế (STEP): 167.079 triệu yên (tương đương 29.672 tỷ đồng); vốn đối ứng ngân sách TP Hà Nội: 5.916 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án từ 2009 - 2031.

"Sau khi được phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư, dự án sẽ triển khai huy động lại tư vấn chung thực hiện điều chỉnh dự án để UBND TP phê duyệt và triển khai thi công từ năm 2025", đại diện Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội thông tin. 

Tuyến metro số 2 tạo thành trục xương sống quan trọng, kết nối khu vực nội đô, sân bay Nội Bài và đô thị phía bắc của Hà Nội. Toàn tuyến bao gồm các đoạn: Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo (tuyến 2.1), đoạn Trần Hưng Đạo - Thượng Đình (tuyến 2.2), đoạn Nội Bài - Nam Thăng Long (tuyến 2.3). 

"Không chỉ mang lại lợi ích về giao thông và môi trường, tuyến đường sắt đô thị này còn đóng vai trò quan trọng trong phát triển du lịch và kiến trúc đô thị của Thủ đô. 

Việc quy hoạch tuyến số 2 kết hợp giữa hướng tâm và vành đai không chỉ tăng khả năng kết nối mà còn giúp phân tán hành khách ra khỏi khu trung tâm, rút ngắn thời gian di chuyển và tối ưu hóa hiệu quả khai thác toàn hệ thống.

Đây là bước đi quan trọng để xây dựng một mạng lưới giao thông hiện đại, đồng bộ và bền vững cho Thủ đô, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng sống của người dân", đại diện Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội nhấn mạnh.

N. Huyền

VietNamNet

Các tin tức khác

>   Lời giải nào cho vấn nạn kẹt xe khi vào Vinhomes Grand Park? (16/12/2024)

>   Thủ tướng: Dứt khoát thông toàn tuyến cao tốc từ Cao Bằng tới Cà Mau trong năm 2025 (16/12/2024)

>   Phê duyệt quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (14/12/2024)

>   Bình Phước: Động thổ Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Thủ Dầu Một-Chơn Thành (14/12/2024)

>   Duyệt quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 3 hơn 1,400ha (14/12/2024)

>   Dự án cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu tăng tổng mức đầu tư lên hơn 24,000 tỷ đồng (12/12/2024)

>   Thủ tướng: Sẽ có đường kết nối từ Hà Nội tới sân bay Gia Bình rộng 80-100m (11/12/2024)

>   Điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Làng Vân gần 44 ngàn tỷ tại Đà Nẵng (10/12/2024)

>   Phó Thủ tướng yêu cầu khẩn trương mở rộng toàn tuyến cao tốc TPHCM - Trung Lương - Mỹ Thuận (10/12/2024)

>   Nhiều dự án giao thông trọng điểm vẫn thiếu vật liệu (09/12/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật