Thứ Năm, 05/12/2024 16:54

CEO PAN Group: HĐQT đa dạng, hiệu quả là bí quyết bền vững trong thế giới nhiều bất định

Tại diễn đàn thường niên lần thứ 7 của Viện Thành viên Hội đồng Quản trị Việt Nam (VIOD 7), bà Nguyễn Thị Trà My - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc CTCP Tập đoàn PAN (The PAN Group, HOSE: PAN) đã chia sẻ về tầm quan trọng của một HĐQT vững mạnh trong thế giới nhiều biến động như hiện tại.

Chia sẻ tại buổi tọa đàm với chủ đề "Đầu tư vào quản trị công ty: Tại sao cần?" trong khuôn khổ VIOD 7, bà My cho rằng thế giới hiện tại đã thay đổi nhiều ở mức chưa từng thấy, với nhiều sự bất định và rủi ro - từ địa chính trị, công nghệ, AI, khí hậu... Trong bối cảnh đó, vai trò của quản trị doanh nghiệp trở nên hết sức quan trọng.

Nguyễn Thị Trà My (váy trắng) - CEO PAN Group tại sự kiện

"Chúng tôi có 11,000 nhân viên và hơn 10 công ty (đa phần là công ty niêm yết). Chẳng cao xa như Elon Musk muốn lên mặt trăng hay sao Hỏa, nhưng chúng tôi hiểu rằng an ninh lương thực rất quan trọng. Là tập đoàn hàng đầu về nông nghiệp, Việt Nam cũng sở hữu vị thế là “cái bếp” của thế giới, nên vai trò của mình là rất lớn để làm sao phát triển được bền vững.

Liên Hợp quốc đã có cảnh báo 2050 có nạn đói xảy ra, nhưng thậm chí tôi thấy thế giới gần như sắp có biến động trong ngắn hạn chứ không chỉ là 2050. Chẳng hạn, AI có thể khiến nhiều người mất việc, như ông Trương Gia Bình (Chủ tịch FPT) đã nói" - mở đầu bài nói chuyện của bà My.

Theo CEO PAN Group, khái niệm quản trị doanh nghiệp là làm sao để đưa ra định hướng, và kiểm soát được doanh nghiệp đi theo định hướng ấy. Nhưng bí quyết để quản trị tốt và phát triển bền trong một thế giới biến động là sở hữu một HĐQT đa dạng, hiệu quả, với nỗ lực đổi mới không ngừng nghỉ.

"Các đơn vị niêm yết của PAN có 68 thành viên HĐQT. Riêng Tập đoàn PAN có 7 người, với niềm tự hào một HĐQT mạnh và hiệu quả, mang lại giá trị cao nhất, tăng trưởng lớn nhất, minh bạch nhất, lợi ích hài hoà cho cổ đông và bên liên quan" - trích lời bà My.

Chia sẻ kinh nghiệm từ bản thân doanh nghiệp, PAN có sự khác biệt, đa dạng về HĐQT. 7 người trong HĐQT PAN có các chuyên môn khác nhau. Người là dân tài chính, người giỏi về nguồn vốn, người là giáo sư Mỹ giỏi về công nghệ, về các sáng kiến mới (innovation). Cá nhân bà My cũng có 30 năm làm nông nghiệp.

Bên cạnh đó, HĐQT của PAN còn đa dạng cả về độ tuổi (trải rộng từ 30-70 tuổi) và cả giới tính. "HĐQT có 44% là nữ, và toàn bộ các thành viên khác thì có tỷ lệ khoảng 33%. Thực tế hiện tại, dưới 10% các doanh nghiệp niêm yết có HĐQT nữ, và tỷ lệ nữ chưa tới 30%. Đây là con số quan trọng, cho thấy đặc thù và lợi thế rõ ràng".

HĐQT tốt là điều kiện sống còn 

Theo thống kê từ McKinsey và World Bank, những công ty có quản trị tốt được định giá cao hơn 10-20%, gọi vốn rẻ hơn 10-15%. Bà My nhận định, đây là minh chứng cho thấy việc duy trì HĐQT tốt không phải là điều kiện cần, mà là điều kiện sống còn. 

"Làm sao để quản trị tốt? Thứ nhất là innovation - đổi mới sáng tạo, thứ 2 là phát triển bền vững, và cùng với quản trị rủi ro là “combo” mà lãnh đạo PAN luôn đau đáu. Trong thế giới biến động như vậy, nếu không có nghiên cứu sản phẩm mạnh mẽ, đổi mới sáng tạo rõ ràng và linh hoạt, sẽ không thể thích nghi.

PAN, chúng tôi đã nghiên cứu ra giống lúa chịu mặn, chịu ngập, nóng để khi bão xảy ra cũng không chết. Đây là điều PAN rất tự hào, khi chúng tôi mang lại giá trị cho người nông dân hơn 2,000 tỷ đồng trong năm 2024" - bà My cho hay.

Bên cạnh đó, CEO PAN Group còn đề cập đến hình thức quản trị tương đương với quản trị rủi ro, đó là quản trị cơ hội.

"Với PAN, xuất khẩu tôm có thể thiệt hại năm 2025 với lệnh chống phá giá của Mỹ khi Tổng thống Donald Trump lên nắm quyền. Như vậy, sự bất định đang hiện hữu, và là lý do tôi đề cao quản trị rủi ro. Nhưng cũng giống thị trường chứng khoán có xuống có lên, thì ngoài quản trị rủi ro thì có cả trong đó là quản trị cơ hội để làm sao không bỏ lỡ thời cơ" - bà nói thêm.

Viện Thành viên Hội đồng Quản trị Việt Nam (VIOD) tổ chức diễn đàn thường niên lần thứ 7 vào sáng này 05/12/2024, với sự hỗ trợ của Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO) và sự đồng hành của UBCKNN.

Với chủ đề “Đầu tư vào Quản trị Công ty: Chiến lược Thu hút Nhà đầu tư có trách nhiệm trong Xu thế Quốc tế hóa thị trường”, diễn đàn hướng đến thúc đẩy thị trường tài chính và chứng khoán Việt Nam trở nên minh bạch và hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam có khả năng được nâng hạng vào năm 2025.

Châu An

FILI

Các tin tức khác

>   Bí quyết kinh doanh quà Tết (02/12/2024)

>   Tỷ phú Ấn bị truy tố: Giàu số 2 châu Á, đầu tư 2 dự án tại Việt Nam (24/11/2024)

>   Ai đứng sau chuỗi cửa hàng thời trang Lep' sắp rút khỏi thị trường? (17/11/2024)

>   Hậu bầu cử Mỹ: Khối tài sản của Elon Musk lên đỉnh cao mới (12/11/2024)

>   Trump thắng cử, nhưng vẫn có lý do để lo đấy, Elon Musk! (11/11/2024)

>   Doanh nhân 2 lần trúng cử tổng thống Mỹ: Con đường thành tỷ phú của Donald Trump (07/11/2024)

>   Trung Quốc giảm 1/3 số tỉ phú khi nền kinh tế đình trệ (04/11/2024)

>   Elon Musk giàu thêm 30 tỷ USD, có bùng nổ nhờ Donald Trump? (01/11/2024)

>   Startup AI của Elon tăng gấp đôi định giá lên 40 tỷ USD chỉ sau vài tháng gọi vốn (30/10/2024)

>   Ông chủ TikTok trở thành người giàu nhất Trung Quốc (29/10/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật