Thứ Bảy, 09/11/2024 18:15

Cần bao nhiêu giải pháp để đạt mục tiêu giải ngân trên 95% tổng vốn đầu tư công?

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết việc giải ngân vốn đầu tư công vừa qua gặp nhiều khó khăn, nổi bật là vấn đề vật liệu thông thường phục vụ cho thi công các công trình lớn. Thứ trưởng cũng nêu ra các nhóm giải pháp để đạt mục tiêu giải ngân trên 95% tổng vốn.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương trao đổi về các giải pháp thúc đẩy đầu tư công những tháng cuối năm - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Báo cáo tại phiên họp thường kỳ sáng nay, Thứ trường Trần Quốc Phương cho biết Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) đã cập nhật số liệu báo cáo Chính phủ. Theo đó, giải ngân của 10 tháng đến nay đạt trên 52%, thấp hơn khoảng hơn 4 điểm phần trăm so với con số của cùng kỳ năm ngoái (56.7%).

Theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, chúng ta còn 3 tháng, trong đó có 2 tháng để thực hiện, 1 tháng để giải ngân những khối lượng đã thực hiện trong năm để có thời gian chỉnh lý, quyết toán. Như vậy chúng ta có 3 tháng để giải ngân kế hoạch vốn năm 2024.

Những khó khăn, thách thức giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 cơ bản tiếp nối từ năm 2023 sang. Khó khăn lớn nhất nổi lên trong năm 2024 là về vật liệu thông thường để phục vụ cho thi công các công trình lớn, đặc biệt là các công trình giao thông. Chúng ta đã biết, vấn đề này liên quan không phải Luật Đầu tư công mà để giải quyết, liên quan đến rất nhiều luật khác, đặc biệt là luật về khoáng sản, cấp phép mỏ vật liệu cũng như việc cho phép bán các vật liệu thông thường phục vụ cho các công trình.

Để đạt được mục tiêu trên 95% từ nay đến hết kế hoạch năm 2024, Bộ KHĐT đã tham mưu nhiều giải pháp cho Thủ tướng, Chính phủ ban hành các quyết định, nghị quyết để chỉ đạo thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công. Một số giải pháp trọng tâm từ nay đến cuối năm gồm:

Thứ nhất, tiếp tục thực hiện các giải pháp đã kiến nghị và đã được Chính phủ, Thủ tướng ban hành, trong đó nhấn mạnh giải pháp về đôn đốc chỉ đạo. Thủ tướng đã chỉ đạo thành lập 7 Tổ công tác của Chính phủ do các Phó Thủ tướng và hai Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ KHĐT làm Tổ trưởng đi đôn đốc giải ngân. Cộng với cơ chế là các thành viên Chính phủ làm việc với các địa phương, có phân công các địa phương để đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công. Hai cơ chế này vẫn đang diễn ra và các thành viên cũng rất là tích cực làm việc với các địa phương.

Thứ hai là tổ chức triển khai thực hiện. Đây là nhóm giải pháp khá khó mà trách nhiệm chính thuộc về các bộ, ngành, địa phương. Trong quá trình thực hiện giải ngân vốn đầu tư công, các thủ tục giải ngân như thủ tục kiểm đếm hay nghiệm thu khối lượng, hay thủ tục về hồ sơ thanh quyết toán thì đề nghị các chủ đầu tư phải làm sớm, nhanh để chúng ta có thể giải ngân được lượng vốn trong kế hoạch đang còn tồn đọng rất nhiều nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

Nhóm giải pháp thứ ba là về tháo gỡ khó khăn. Ngoài khó khăn về vật liệu thông thường, còn những khó khăn khác đối với một số dự án như về mặt thủ tục, đặc biệt là các thủ tục về điều chỉnh dự án. Hiện tại, dự án nào đang trong quá trình thủ tục điều chỉnh thì phải kết thúc ngay để tiếp tục thực hiện nếu không sẽ bị chậm trễ tiến độ. 

Về thủ tục điều chỉnh về kế hoạch, hiện nay luật đã cho phân cấp rất nhiều, các bộ, ngành, địa phương phải triển khai rà soát ngay kế hoạch vốn của mình để có thể điều chỉnh phù hợp.

"Chỗ nào, dự án nào chậm giải ngân thì có thể điều chỉnh sang các dự án giải ngân tốt để sử dụng hết tổng vốn trong kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ giao", Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết.

Cuối cùng là tăng cường kỷ luật, kỷ cương về đầu tư công, đặc biệt là đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin để quản lý công tác đầu tư công nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Thứ trưởng cũng nhấn mạnh giải pháp mang tính đột phá về thể chế. Luật Đầu tư công đang được sửa đổi và đang trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, kèm theo đó là các luật khác như luật sửa đổi 4 luật liên quan đến đầu tư. Các đột phá về thể chế này ngay trong năm nay chưa có tác dụng và cần phải có hiệu lực của luật và kỳ vọng sang năm sẽ có hiệu lực hơn, trong đó sẽ giải quyết một số vấn đề vướng mắc, tồn đọng trong quá khứ.

"Chúng tôi cũng đã báo cáo với Chính phủ trình cấp có thẩm quyền cho phép đối với những dự án còn vướng mắc về mặt pháp lý, đặc biệt là các dự án BT chuyển tiếp, sẽ tổng hợp, nghiên cứu, rà soát để phân nhóm các loại dự án và trình Quốc hội bằng một nghị quyết để tháo gỡ. Trong năm tới, Bộ KHĐT sẽ phối hợp với các bộ, ngành khẩn trương rà soát và báo cáo với Chính phủ, Thủ tướng để tháo gỡ các vướng mắc này", Thứ trưởng cho hay.

Huy Khải

FILI

Các tin tức khác

>   Doanh nghiệp than khó tiếp cận vốn ưu đãi (09/11/2024)

>   Bộ Công an khám xét kho chứa titan của Công ty chế biến khoáng sản Thân Gia (09/11/2024)

>   'Việt Nam thu hút làn sóng mới về đầu tư vào các ngành có giá trị cao' (09/11/2024)

>   Việt Nam là thị trường lớn thứ hai của Qualcomm, đóng góp 4.7 tỷ USD (09/11/2024)

>   Quốc Cường Gia Lai rút kháng cáo, đồng ý trả 2.882 tỉ đồng cho bà Trương Mỹ Lan (08/11/2024)

>   Thủ tướng đề nghị mở hành lang thương mại mới tới Trung Á và châu Âu (08/11/2024)

>   Nghi vấn hơn 7,500 khách hàng bị Công ty GFDI lừa đảo chiếm đoạt 3,700 tỷ đồng (08/11/2024)

>   Đấu thầu gói 4.8 sân bay Long Thành: Chuyên gia nói gì? (08/11/2024)

>   Xuất khẩu sang Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump sắp tới chú ý điều gì? (08/11/2024)

>   Cơ hội thu hút đầu tư từ các đối tác EU theo hướng xanh và bền vững (08/11/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật