Thứ Năm, 03/10/2024 11:02

Nhìn từ... hướng ngược!

Sáng 02/10, cầu Nam Lý - TP.Thủ Đức chính thức thông xe sau gần 20 năm khởi công, giải quyết nạn kẹt xe trên tuyến đường Đỗ Xuân Hợp vào giờ cao điểm trong nhiều năm qua. Các khu vực dân cư mà tuyến đường ngang qua gồm các phường An Phú, Bình Trưng Tây, Phước Long A, Phước Long B, Phước Bình (thuộc quận 2, quận 9 cũ) cũng như kết nối giữa tuyến đường Võ Nguyên Giáp với tuyến đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây đã được thông suốt, mở rộng. Không những thế, vì là cây cầu bắc qua sông Rạch Chiếc nên việc lưu thông đường bộ cũng đồng thời gia tăng giao thông thủy, nhất là vận tải hàng hóa, chắc chắc sẽ mang lại sức phát triển cho kinh tế TP.Thủ Đức nói riêng, TP.HCM nói chung trong chuỗi liên vùng.

Gần 2 tháng trước, ngày 10/08, TP.HCM cũng chính thức thông xe đường hầm chui từ đường Phan Thúc Duyện qua giao lộ Trần Quốc Hoàn ở cửa ngõ Tân Sơn Nhất. Với lộ trình mới này, xe từ các tuyến Phan Thúc Duyện, Trần Quốc Hoàn ra đường Thăng Long, Cộng Hoà có thêm hướng đi thay vì hiện chủ yếu dồn đến vòng xoay Lăng Cha Cả - điểm đen ùn tắc nhiều năm ở cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất.

Trên đây là 2 trong nhiều dự án giao thông cầu, đường của TP.HCM được hoàn thành, đưa vào vận hành trong 2 tháng qua. Dù với số vốn không lớn, cầu Nam Lý có tổng mức đầu tư gần 732 tỷ đồng (giảm hơn 188 tỷ đồng so với dự kiến ban đầu), gói đường hầm chui Trần Quốc Hoàn có trị giá trên 200 tỷ đồng (nằm trong gói thầu số 9 - một trong những gói xây lắp chính thuộc dự án đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, triển khai từ cuối năm 2022 với tổng mức đầu tư hơn 4,800 tỷ đồng) nhưng đã kịp thời (trước khi quá muộn do thời gian treo dự án khá dài) giải quyết nhu cầu dân sinh ở khu vực lân cận lẫn kết nối các tuyến kế cận.

Điều này cũng cho thấy một thực tế: dù đến cuối quý 3, giải ngân đầu tư công của TP.HCM vẫn chậm, khối lượng đạt được khá thấp so với mục tiêu (chỉ mới 20%, tương ứng với khoảng 15,802 tỷ đồng so với 95% với hơn 79,000 tỷ đồng) thì các công trình, dự án hạ tầng thuộc khu vực nội quận, nội đô (ở phạm vi hẹp) đã và đang được giải ngân khá tốt. Nhưng do số vốn không lớn, chưa kể có điều chỉnh giảm nên tỷ lệ đóng góp không cao; song lại giải quyết rất hiệu quả nhu cầu đi lại, làm ăn, sinh sống của người dân.

Xét về mặt nào đó, nói như Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên tại phiên họp thường kỳ tình hình kinh tế – xã hội TP tháng 9 - 2024, sơ kết quý 3 và 9 tháng qua thì “muốn tạo đột phá phải có sự tích lũy, không nên chạy theo những con số có liền và phải phát triển bền vững”.

Tất nhiên nhiệm vụ giải ngân đầu tư công là trọng yếu, là 1 trong ba trụ cột tạo nên động lực tăng trưởng cho nền kinh tế hiện nay. Song, đặt trong bối cảnh chung khi mà những tồn đọng cũ chưa kịp tháo gỡ hết thì những khó khăn mới lại phát sinh. Cụ thể với các bộ luật mới vừa có hiệu lực là Luật Đất đai, Luật Đấu thầu… chưa được các bộ ngành cập nhật hướng dẫn thi hành nên ở cấp độ địa phương vẫn còn nhiều lúng túng.

Trong đó, chỉ nói riêng về Luật Đất đai 2024, ban quản lý các dự án phải ngồi lại để tính toán lại cho phù hợp với quyền lợi của người được bồi thường - tính ưu việt của bộ luật mới so với trước. Hoặc trong Luật Đấu thầu mới do các nghị định, thông tư hướng dẫn vẫn chưa được ban hành kịp thời nên tiến độ lựa chọn nhà thầu rất chậm là điều dễ hiểu.

Trong điều kiện bất khả ấy, TP.HCM đã có những bước đi chủ động, tận dụng các điểm mở trong bản nghị quyết mới (Nghị quyết 98 của Quốc hội và Nghị định 84 của Chính phủ, Nghị quyết 31 của Bộ Chính trị…) để vận dụng linh hoạt hơn trong xử lý một số điểm nghẽn. Không ít dự án giao thông, hạ tầng đô thị được tháo treo trong thời gian qua là nhờ đó.

Dù, trên bình diện chung, các dự án lớn, có tổng vốn “khủng” như các công trình giao thông trọng điểm, sức vướng về giải phóng mặt bằng, vật liệu thi công… gần như đẩy lùi tốc độ nỗ lực thi công đã quyết định đến tỷ lệ hoàn thành giải ngân đầu tư công của thành phố. Nhưng, xin được nhắc lại, về mặt thực tế dân sinh thì các công trình “nhỏ” nói trên lại có ý nghĩa lớn, thiết thực, cụ thể với đời sống người dân. Việc giải quyết được hàng loạt dự án cầu, đường treo, đội vốn trong nhiều năm qua là điều cần được ghi nhận bên cạnh “nhiệm vụ bất khả thi” về đầu tư công như đã thấy.

Quốc Học

FILI

Các tin tức khác

>   Đầu tư mở rộng Cảng hàng không Phù Cát (03/10/2024)

>   Năm 2025, lựa chọn nhà đầu tư xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ (02/10/2024)

>   Thần tốc tiến lên đỉnh lịch sử, chỉ 1 tháng bán rau quả ‘ôm’ về gần 1,2 tỷ USD (02/10/2024)

>   Phát triển điện gió ngoài khơi: PVN được Chính phủ giao thí điểm triển khai (01/10/2024)

>   Meta cam kết hỗ trợ Việt Nam trong việc đưa AI trở thành trụ cột chính của nền kinh tế số (01/10/2024)

>   Kỳ vọng vẫn có thể đạt mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 (01/10/2024)

>   Có rất ít thương hiệu Việt được thế giới biết đến (30/09/2024)

>   Nhiều 'ông lớn' ô tô Trung Quốc có kế hoạch mở rộng đầu tư tại Việt Nam (30/09/2024)

>   Tập trung cho những dự án xoay chuyển tình hình, chuyển trạng thái (30/09/2024)

>   Khởi công nhà máy văn phòng phẩm 6,500 tỷ ở Hải Dương (29/09/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật