Thứ Ba, 29/10/2024 09:59

Mỹ siết chặt đầu tư vào công nghệ Trung Quốc, nhất là chip và AI

Cuộc đối đầu công nghệ Mỹ-Trung vừa bước sang một chương mới khi chính quyền Joe Biden hoàn tất khuôn khổ pháp lý hạn chế đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao của Trung Quốc.

Sau hơn một năm cân nhắc kỹ lưỡng, Washington đã chính thức áp các hạn chế với dòng vốn và chuyên môn của Mỹ trong các lĩnh vực nhạy cảm như chất bán dẫn, điện toán lượng tử và trí tuệ nhân tạo (AI) và yêu cầu phải thông báo cho Chính phủ Mỹ về các khoản đầu tư khác.

Mục tiêu là ngăn chặn vốn và bí quyết của Mỹ giúp Trung Quốc phát triển các công nghệ quan trọng có thể mang lại lợi thế quân sự cho Bắc Kinh.

Trong thông cáo báo chí, Paul Rosen, Trợ lý Bộ trưởng Tài chính phụ trách an ninh đầu tư, chia sẻ: "Các khoản đầu tư của Mỹ, cùng với những lợi thế về quản lý và mạng lưới nhân tài đi kèm, sẽ không được sử dụng để giúp các quốc gia đáng quan ngại phát triển năng lực quân sự, tình báo và mạng của họ".

Quy định mới, có hiệu lực từ ngày 2/1/2025, phần lớn khớp với đề xuất được công bố vào tháng 6 và làm rõ thêm về các thông số kỹ thuật và kỳ vọng của Chính phủ Mỹ về việc tuân thủ.

Đối với công nghệ chip, mọi khoản đầu tư vào lĩnh vực bán dẫn tiên tiến của Trung Quốc sẽ bị cấm hoàn toàn. Trong khi đó, các hoạt động đầu tư liên quan đến chip thế hệ cũ - những linh kiện vẫn đang được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị điện tử - chỉ cần thông báo cho cơ quan chức năng. Động thái này được xem là bước đi bổ sung cho các hạn chế xuất khẩu chip hiện có của Mỹ.

Trong lĩnh vực AI, mức độ kiểm soát sẽ được xác định dựa trên hai yếu tố chính: Năng lực tính toán của hệ thống AI và mục đích sử dụng. Theo đó, các cá nhân và doanh nghiệp Mỹ sẽ bị cấm mua cổ phần trong các công ty AI Trung Quốc tập trung vào ứng dụng quân sự. Đối với các mô hình AI phục vụ mục đích khác, tùy từng trường hợp có thể bị cấm hoặc chỉ cần tuân thủ yêu cầu thông báo.

Đây được xem là động thái mạnh tay của chính quyền Biden trong bối cảnh đầu tư của Mỹ đang có ảnh hưởng đáng kể tại thị trường công nghệ Trung Quốc.

Theo báo cáo của Trung tâm An ninh và Công nghệ Mới nổi có trụ sở tại Washington, trong giai đoạn 2015-2021, nhà đầu tư Mỹ đã góp mặt trong 17% tổng số giao dịch đầu tư với các công ty AI Trung Quốc. Đáng chú ý, khoảng 90% trong số này là các khoản đầu tư mạo hiểm giai đoạn đầu - thời điểm quan trọng trong việc định hình công nghệ và chiến lược phát triển của các startup.

Tuy nhiên, để tránh gây xáo trộn quá lớn cho thị trường tài chính, Washington đã đưa ra một số ngoại lệ quan trọng. Các hoạt động đầu tư vào chứng khoán giao dịch công khai và một số hình thức đầu tư hợp danh có giới hạn sẽ không bị ảnh hưởng bởi quy định mới.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FILI

Các tin tức khác

>   Trung Quốc đón thêm tin buồn (28/10/2024)

>   IMF: Đồng yen yếu có lợi cho nền kinh tế Nhật Bản (28/10/2024)

>   Kinh tế Mỹ đang như thế nào trước thềm bầu cử tổng thống? (28/10/2024)

>   Nga tăng lãi suất cơ bản lên 21%, cao nhất kể từ 2003 (26/10/2024)

>   Xuất khẩu thép Trung Quốc sắp đối mặt “cơn bão” thuế quan toàn cầu (26/10/2024)

>   Quan chức ECB củng cố kịch bản hạ lãi suất nếu lạm phát không bất ngờ tăng (26/10/2024)

>   Trung Quốc sắp công bố chi tiết gói kích thích tài khóa vào đầu tháng 11? (26/10/2024)

>   IMF cảnh báo nền kinh tế châu Âu sẽ tụt hậu hơn nữa so với Mỹ (25/10/2024)

>   Seven & i không đề cập thương vụ mua lại 47 tỷ USD trong kế hoạch tăng trưởng mới, muốn mở rộng ở Việt Nam (25/10/2024)

>   Vỡ nợ kỷ lục trên thị trường nợ địa phương Trung Quốc, nhà đầu tư mất trắng tiền tiết kiệm cả đời (25/10/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật