Thứ Bảy, 05/10/2024 10:28

Goldman Sachs: Giá dầu có thể tăng vọt 20 USD do cú sốc từ Iran

Thị trường dầu mỏ toàn cầu đang đứng trước nguy cơ biến động mạnh khi căng thẳng giữa Israel và Iran leo thang. Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs vừa đưa ra dự báo gây choáng váng: Giá dầu có thể tăng vọt tới 20 USD mỗi thùng nếu sản lượng của Iran bị ảnh hưởng.

Daan Struyven, đồng Trưởng bộ phận nghiên cứu hàng hóa toàn cầu của Goldman Sachs, chia sẻ với CNBC: "Nếu chứng kiến sự sụt giảm 1 triệu thùng mỗi ngày trong sản lượng của Iran và tình trạng này kéo dài, giá dầu có thể tăng đỉnh điểm khoảng 20 USD mỗi thùng vào năm tới”. Tuy nhiên, ông lưu ý rằng con số này dựa trên giả định OPEC+ không can thiệp bằng cách tăng sản lượng.

Ông Struyven nói thêm rằng nếu các thành viên chủ chốt của OPEC+ như Ả-rập Saudi và UAE bù đắp một phần sản lượng bị mất, thị trường dầu mỏ có thể chứng kiến mức tăng nhỏ hơn, chỉ dưới 10 USD mỗi thùng.

Thị trường dầu mỏ đã phản ứng nhanh chóng trước những diễn biến mới nhất. Giá dầu thô tương lai của Mỹ đã tăng khoảng 5% trong ngày 03/10 và tiếp tục tăng nhẹ vào ngày 04/10. Nguyên nhân chính là lo ngại Israel có thể tấn công ngành công nghiệp dầu mỏ của Iran để trả đũa cuộc tấn công tên lửa của Tehran tuần này.

Kể từ khi cuộc xung đột vũ trang Israel-Hamas bắt đầu vào ngày 07/10/2203, thị trường dầu mỏ chỉ chịu những gián đoạn hạn chế, với giá cả vẫn chịu áp lực do sản lượng tăng từ Mỹ và nhu cầu chậm chạp từ Trung Quốc.

Tuy nhiên, tâm lý có thể đang thay đổi trong tuần này. Giá dầu thô Mỹ vừa trải qua phiên tăng thứ ba liên tiếp sau khi Iran phóng cuộc tấn công tên lửa đạn đạo vào Israel, làm tăng căng thẳng trong khu vực. Trong những ngày gần đây, các nhà quan sát ngành đã báo động, cảnh báo về mối đe dọa thực sự đối với nguồn cung.

Iran, một thành viên của OPEC, là một nhân tố chủ chốt trên thị trường dầu mỏ toàn cầu. Nước này sản xuất gần 4 triệu thùng dầu mỗi ngày, và ước tính 4% nguồn cung thế giới có thể gặp rủi ro nếu cơ sở hạ tầng dầu mỏ của Iran trở thành mục tiêu của Israel khi nước này cân nhắc phản công.

Saul Kavonic, nhà phân tích năng lượng cao cấp tại MST Marquee, nêu ra khả năng đảo Kharg của Iran, chịu trách nhiệm cho 90% xuất khẩu dầu thô của nước này, có thể trở thành mục tiêu.

Mối lo ngại lớn nhất hiện nay là khả năng xảy ra xung đột rộng lớn hơn, có thể ảnh hưởng đến việc vận chuyển qua eo biển Hormuz - nơi gần một phần năm sản lượng dầu hàng ngày của thế giới đi qua. Iran trước đây đã đe dọa sẽ gây rối loạn dòng chảy qua eo biển này nếu ngành dầu mỏ của họ bị ảnh hưởng.

"Trong trường hợp xảy ra chiến tranh toàn diện, giá dầu Brent có thể vọt lên trên 100 USD/thùng, với bất kỳ nguy cơ đóng cửa eo biển nào đe dọa đẩy giá lên 150 USD/thùng hoặc hơn," Fitch Solutions' BMI viết trong một báo cáo công bố trong ngày 03/10.

Mặc dù xác suất xảy ra chiến tranh toàn diện vẫn "tương đối thấp", nhưng rủi ro sai lầm của cả hai bên hiện đã tăng cao, các nhà phân tích của BMI nhận định.

Mặc dù một số nhà phân tích trong ngành tin rằng OPEC+ có đủ công suất dự phòng để bù đắp cho sự gián đoạn trong xuất khẩu của Iran nếu Israel nhắm vào cơ sở hạ tầng dầu mỏ của nước này, công suất dầu dự phòng của thế giới vẫn chủ yếu tập trung ở Trung Đông, đặc biệt là các nước vùng Vịnh, có thể gặp rủi ro nếu xung đột lớn hơn trở nên tồi tệ hơn.

Trong bối cảnh căng thẳng leo thang, phát ngôn của các nhà lãnh đạo thế giới được theo dõi sát sao. Khi được hỏi liệu Mỹ có ủng hộ một cuộc tấn công của Israel vào các cơ sở dầu mỏ của Iran hay không, Tổng thống Joe Biden chỉ nói ngắn gọn: "Chúng tôi đang thảo luận về điều đó".

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Dầu ghi nhận tuần tăng mạnh nhất trong hơn 1 năm (05/10/2024)

>   Đến hết quý 2/2024, Quỹ bình ổn giá xăng dầu dư gần 6,061 tỷ đồng (04/10/2024)

>   Dầu vọt 5%, tăng 3 phiên liên tiếp trước lo ngại Israel tấn công trả đũa Iran (04/10/2024)

>   Giá xăng RON 95-III giảm 710 đồng, xuống 19,800 đồng/lít (03/10/2024)

>   Bộ trưởng Ả-rập Xê-út: Giá dầu có thể xuống 50 USD nếu các thành viên OPEC+ phớt lờ thỏa thuận (03/10/2024)

>   OPEC+ không thay đổi thỏa thuận cắt giảm sản lượng hiện hành (03/10/2024)

>   Bộ Công Thương không bỏ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu (03/10/2024)

>   Dầu tiếp tục tăng khi Israel tuyên bố đáp trả Iran (03/10/2024)

>   Nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu vì xung đột Israel-Iran (02/10/2024)

>   Căng thẳng Trung Đông đẩy giá dầu tăng vọt, chứng khoán châu Á biến động (02/10/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật