Thứ Năm, 03/10/2024 09:11

Bộ Công Thương không bỏ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu

Xăng dầu là mặt hàng chiến lược nên kinh doanh phải vừa bảo đảm được cơ chế thị trường vừa bảo đảm được cơ chế quản lý của Nhà nước.

Chiều ngày 2-10, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị trao đổi, thống nhất để hoàn thiện dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 83-2014/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu và các Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 83-2014/NĐ-CP. Đây là lần thứ 4 Bộ Công Thương lấy ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Nghị định trên.

Tại dự thảo Nghị định mới nhất, Bộ Công Thương đưa ra công thức giá bán xăng dầu để doanh nghiệp tự quyết định giá, thực hiện kê khai giá và gửi văn bản kê khai giá, thông báo giá về cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền để giám sát.

Theo đó, Bộ Công Thương công bố giá sản phẩm xăng dầu thế giới bình quân 7 ngày/lần, thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu căn cứ các yếu tố cố định như các chi phí về thuế các loại, chi phí kinh doanh, lợi nhuận định mức đã được quy định tại Nghị định để công bố giá bán xăng dầu trên thị trường. Giá bán lẻ xăng dầu (riêng dầu mazut là giá bán buôn) của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu trên thị trường không được vượt quá giá tính toán theo công thức quy định.

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị trao đổi, thống nhất để hoàn thiện dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị trao đổi, thống nhất để hoàn thiện dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu

Đặc biệt, Dự thảo Nghị định không bỏ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu. Dự thảo quy định việc bình ổn giá xăng dầu thực hiện theo quy định tại Luật Giá năm 2023 (có hiệu lực từ ngày 1-7-2024) do Luật Giá đã quy định rõ danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá, các trường hợp bình ổn và biện pháp thực hiện bình ổn giá. Bộ Tài chính, Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam, Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước có ý kiến về công bố giá xăng dầu; Cơ chế điều hành giá xăng dầu; Xử lý số dư Quỹ Bình ổn giá xăng dầu; Nguồn kinh phí phục vụ mua thông tin giá sản phẩm xăng dầu thế giới để làm căn cứ cho các thương nhân đầu mối thực hiện tính toán; Nhiệm vụ khi nhận chuyển giao từ Bộ Tài chính.

Để tránh việc mua bán lòng vòng, tạo nhiều tầng nấc trung gian, dự thảo Nghị định quy định thương nhân phân phối xăng dầu không được mua bán xăng dầu của nhau, chỉ được mua xăng dầu từ thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu (là doanh nghiệp có trách nhiệm bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường).

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nêu xăng dầu là mặt hàng chiến lược cùng với khí đốt và điện, được xem như "bánh mì" của nền kinh tế. Chính vì vậy, xăng dầu được xác định là mặt hàng kinh doanh có điều kiện trong các văn bản quy phạm pháp luật từ trước đến nay. "Điều kiện đặt ra ở đây là làm thế nào để vừa bảo đảm được cơ chế thị trường vừa bảo đảm được cơ chế quản lý của Nhà nước. Hay nói khác là vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa" - Bộ trưởng Diên chia sẻ. 

Bài và ảnh: THÙY LINH

Người lao động

Các tin tức khác

>   Dầu tiếp tục tăng khi Israel tuyên bố đáp trả Iran (03/10/2024)

>   Nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu vì xung đột Israel-Iran (02/10/2024)

>   Căng thẳng Trung Đông đẩy giá dầu tăng vọt, chứng khoán châu Á biến động (02/10/2024)

>   Dầu tăng hơn 2% khi căng thẳng leo thang ở Trung Đông (02/10/2024)

>   Lo hình thành ‘lợi ích nhóm’, nhóm thương nhân xăng dầu kiến nghị lên Thủ tướng (01/10/2024)

>   Dầu giảm 3 tháng liên tiếp (01/10/2024)

>   Giá dầu bật tăng khi căng thẳng Trung Đông leo thang (30/09/2024)

>   Dầu giảm mạnh trong tuần trước khả năng tăng nguồn cung từ Ả-rập Xê-út (28/09/2024)

>   Dầu sụt hơn 2.5% sau khi Ả-rập Xê-út cam kết tiếp tục tăng sản lượng (27/09/2024)

>   Giá xăng, dầu đồng loạt tăng mạnh từ 15h ngày 26/9 (26/09/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật