Thứ Bảy, 26/10/2024 09:01

Gia hạn thêm 5 năm việc áp thuế chống bán phá giá tôn mạ màu từ Trung Quốc, Hàn Quốc

Bộ Công Thương gia hạn thêm 5 năm việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng tôn mạ màu nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc (từ ngày 24/10/2024 đến ngày 23/10/2029). Mức thuế áp dụng cho các công ty Trung Quốc cao nhất là 34.27% và Hàn Quốc là 19.25%.

Bộ Công Thương mới ban hành kết quả rà soát cuối kỳ việc  áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối tôn mạ màu nhập khẩu  từ Hàn Quốc và Trung Quốc (Mã vụ việc: ER 01 AD.04)

Theo đó, Bộ Công Thương gia hạn thêm 5 năm việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng này (từ ngày 24/10/2024 đến ngày 23/10/2029).

Cơ quan điều tra xác định tồn tại khả năng hàng hoá nhập khẩu bị điều tra tái diễn hành vi bán phá giá, gây thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước trong trường hợp chấm dứt biện pháp chống bán phá giá. Mức thuế áp dụng cho các công ty Trung Quốc cao nhất là 34.27%.  Có duy nhất một công ty được hưởng thuế 0%.  Còn với Hàn Quốc, mức thuế dao động từ 4.95% đến 19.25%.

Trước đó, vụ việc này được khởi xướng điều tra từ năm 2018. Đến ngày 24/10/2019, Bộ Công Thương áp thuế chống bán phá giá đối với tôn mạ màu từ Trung Quốc và Hàn Quốc.

Cơ quan này cho biết hành vi và mức độ bán phá giá nói trên đã gây ra sức ép đáng kể cho các chỉ số hoạt động của ngành sản xuất trong nước, thể hiện ở các tiêu chí như: sản lượng sản xuất, lượng bán hàng, doanh thu, lợi nhuận, thị phần, hàng tồn kho có nhiều biến động trong giai đoạn điều tra.

Nhiều các doanh nghiệp sản xuất trong nước thua lỗ, nhiều dây chuyền sản xuất phải ngừng hoạt động và nhiều lao động  đã phải nghỉ việc.

Trong một động thái liên quan, hồi tháng 6, Bộ Công Thươngđiều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép mạ xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc (Mã vụ việc AD19).

Thời kỳ điều tra hành vi bán phá giá và xác định thiệt hại là từ ngày 1/4/2023 đến ngày 31/3/2023.

Bên yêu cầu điều tra là 5 doanh nghiệp gồm Hoa Sen (HOSE: HSG), Nam Kim (HOSE: NKG), Tôn Phương Nam, Tôn Đông Á (UPCoM: GDA), China Steel & Nippon Steel Việt Nam.

Các doanh nghiệp này đã cung cấp chứng cứ về hành vi bán phá giá và đề nghị điều tra, xác định biên độ bán phá giá đối với hàng nhập khẩu  từ Trung Quốc là 69.23% và Hàn Quốc là 3.41%. 

Mặt hàng này cũng từng bị áp thuế CBPG trước đó trong vụ việc AD.02, với mức thuế cao nhất 38.34%, kéo dài từ 2017 đến năm 2023.Tuy nhiên, đến năm 2023, các doanh nghiệp thép nộp hồ sơ để kiến nghị Cục Phòng vệ Thương mại khởi xướng điều tra lại vụ việc này. 

Thiên Vân

FILI

Các tin tức khác

>   Điều tra bán phá giá thép cán nóng từ Trung Quốc và Ấn Độ: Chờ đợi phán quyết sơ bộ vào tháng 12 (24/10/2024)

>   Thép nhập khẩu vẫn cần thiết để bổ sung nhu cầu trong nước (23/10/2024)

>   Trung Quốc không còn chiếm hơn 50% nhu cầu thép thế giới? (21/10/2024)

>   Thép giá rẻ từ Trung Quốc tiếp tục gây áp lực lên thị trường toàn cầu (19/10/2024)

>   WorldSteel dự báo nhu cầu thép giảm trong năm 2024, kỳ vọng tăng trưởng vào 2025 (17/10/2024)

>   Malaysia khởi xướng điều tra chống bán phá giá với thép dây Việt Nam (17/10/2024)

>   Thị trường hàng hóa đón tín hiệu tích cực từ cam kết mới của Trung Quốc (14/10/2024)

>   Việt Nam vẫn nhập khẩu mạnh thép cuộn cán nóng trong tháng 9 (11/10/2024)

>   Thái Lan khởi xướng điều tra chống bán phá giá với thép không gỉ cán nguội Việt Nam (05/10/2024)

>   Canada ấn định ngày áp thuế với thép và nhôm Trung Quốc (04/10/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật